Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:20
Năm 2003 trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện đất đai và tham quan học hỏi kinh nghiệm mô hình từ các tỉnh bạn, UBND huyện Mộ Đức giao cho Trung tâm Khuyến nông huyện làm chủ đầu tư, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá trong ruộng lúa tại xã Đức Thạnh.Mô hình có quy mô thực hiện 10.000m2, 4 hộ tham gia theo phương thức Nhà nước hỗ trợ tiền mua cá giống, tập huấn kỹ thuật và trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật cho nông dân; hộ nông dân tham gia mô hình đầu tư công cải tạo ao ruộng, phân bón, giống lúa, thuốc BVTV và thức ăn cho cá theo quy trình. Mỗi ao nuôi có diện tích 2.500m2, trong đó trồng lúa 1.500m2 và nuôi cá 1.000m2.Qua vụ đầu tiên do dự án triển khai chậm, nên việc thả nuôi cá không đảm bảo lịch thời vụ; các hộ tham gia mô hình chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá trong ruộng lúa, nên hiệu quả kinh tế chưa cao (người nông dân còn thực lãi 6-7 triệu đồng/ha/vụ), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với trồng lúa.Từ thực tiễn mô hình, huyện Mộ Đức tiến hành hội nghị đầu bờ để phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình và đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo nông dân. Trên cơ sở đó huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục phát triển mô hình nuôi..

Năm 2003 trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện đất đai và tham quan học hỏi kinh nghiệm mô hình từ các tỉnh bạn, UBND huyện Mộ Đức giao cho Trung tâm Khuyến nông huyện làm chủ đầu tư, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi cá trong ruộng lúa tại xã Đức Thạnh.
Mô hình có quy mô thực hiện 10.000m2, 4 hộ tham gia theo phương thức Nhà nước hỗ trợ tiền mua cá giống, tập huấn kỹ thuật và trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật cho nông dân; hộ nông dân tham gia mô hình đầu tư công cải tạo ao ruộng, phân bón, giống lúa, thuốc BVTV và thức ăn cho cá theo quy trình. Mỗi ao nuôi có diện tích 2.500m2, trong đó trồng lúa 1.500m2 và nuôi cá 1.000m2.
Qua vụ đầu tiên do dự án triển khai chậm, nên việc thả nuôi cá không đảm bảo lịch thời vụ; các hộ tham gia mô hình chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá trong ruộng lúa, nên hiệu quả kinh tế chưa cao (người nông dân còn thực lãi 6-7 triệu đồng/ha/vụ), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với trồng lúa.
Từ thực tiễn mô hình, huyện Mộ Đức tiến hành hội nghị đầu bờ để phân tích, đánh giá tính khả thi của mô hình và đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo nông dân. Trên cơ sở đó huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục phát triển mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở những nơi có điều kiện. Từ năm 2004 đến năm 2006, mô hình nuôi cá trong ruộng lúa tiếp tục mở rộng ở các xã: Đức Nhuận, Đức Phú, thị trấn Mộ Đức, với tổng diện tích trên 7 ha. Rút kinh nghiệm từ mô hình trình diễn ở xã Đức Thạnh, hầu hết các hộ tham gia mô hình đều chủ động từ khâu cải tạo ao nuôi, chọn giống cá, bố trí giống lúa phù hợp và ứng dụng có hiệu quả các quy trình về kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa, nên đã cho kết quả tốt. Cá biệt có hộ đạt giá trị gần 100 triệu đồng/ha/năm.
Cùng với việc ổn định và phát triển diện tích nuôi cá trong ruộng lúa, đầu năm 2007 huyện đã giao cho Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa, tại xã Đức Thạnh và Đức Lân với quy mô 4.000m2, thả nuôi 4 vạn con tôm và 2.000 con cá các loại. Qua kiểm tra, mô hình đang phát triển tốt và có nhiều triển vọng về hiệu quả kinh tế. Hiện xã Đức Lân đang tập trung hoàn chỉnh các thủ tục để triển khai thực hiện dự án nuôi cá nước ngọt trong ruộng lúa ở thôn Thạch Trụ Đông, với diện tích 20 ha. Theo kế hoạch đến cuối năm 2010, huyện Mộ Đức sẽ phát triển diện tích nuôi cá nước ngọt lên 300 ha, trong đó diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang nuôi cá kết hợp trồng lúa hoặc nuôi cá kết hợp chăn nuôi vịt gần 200 ha, tập trung nhiều nhất ở các xã Đức Phong, Đức Lân, Đức Minh, Đức Thạnh, Đức Chánh...
Mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở huyện Mộ Đức được Trung tâm Khuyến ngư tỉnh đánh giá là mô hình đầu tiên của tỉnh có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đa dạng hoá sản phẩm trên nền đất lúa và từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, cũng từ thực tiễn mô hình, trong những năm vừa qua cho thấy, hiệu quả kinh tế đã rõ, song tính khả thi vẫn còn ở mức khiêm tốn; việc mở rộng diện tích là rất khó, do chịu sự tác động trực tiếp của hai nguyên nhân chính là chất lượng con giống và đầu ra cho sản phẩm. Thực tế cho thấy nhiều hộ thả nuôi cá với thời gian lên đến hàng năm trời mà vẫn không khai thác được, vì trọng lượng cá quá nhỏ. Qua phân tích thì không phải hộ nuôi cá thiếu sự đầu tư chăm sóc, mà chính là do chất lượng con giống. Mặt khác do thị trường tiêu thụ khó khăn, các hộ nuôi cá chỉ khai thác cầm chừng và bán nhỏ lẻ vừa không được giá, vừa tốn chi phí nhân công.
Để mô hình nuôi cá trong ruộng lúa ở huyện Mộ Đức phát triển tốt và mang tính bền vững trong thời gian tới, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần tập trung rút kinh nghiệm quá trình thực hiện mô hình: Các giải pháp về quy hoạch vùng, về nguồn nước, quy trình kỹ thuật, về chất lượng con giống và đầu ra cho sản phẩm. Trước hết, cần đặc biệt chú trọng khâu chọn giống, trong đó giống lúa phải là giống thuần chủng có khả năng kháng bệnh tốt. Người nông dân phải thực hiện nghiêm ngặt Chương trình IPM (hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV) cũng như các loại phân bón vô cơ; tăng cường bón lót phân hữu cơ để tạo nguồn thức ăn cho cá; trồng các loại cây phù hợp xung quanh ao nuôi... thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ trên thì mô hình nuôi cá nước ngọt trong ruộng lúa ở huyện Mộ Đức mới thật sự phát huy hiệu quả, góp phần hình thành những cánh đồng 50 triệu đồng/ha và mới có khả năng mở rộng diện tích như kế hoạch đề ra.