Mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp
Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Mức lợi nhuận tăng gần 30% so với mô hình đối chứng - là kết quả khá ấn tượng của “mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp cho nông sản sạch, có hiệu quả kinh tế cao” (mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp) được triển khai tại xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu từ cuối năm 2005. Song, ưu điểm của mô hình này còn ở chỗ tận dụng triệt để các phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm sinh học EM tạo ra hàng hóa nông sản sạch; khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi…Hiệu quả bước đầuÔng Lâm Văn Hố, ở ấp Thào Lạng, xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu, có gần 4 ha nuôi tôm sú. Hơn một năm trước, việc nuôi tôm của ông không mang lại hiệu quả cao, bởi hằng năm, tỷ lệ tôm hao hụt cao, tốn nhiều chi phí cho thức ăn, thuốc thú y thủy sản... Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường trong ao nuôi ngày càng gay gắt đặt ra bài toán khó cho ông Hố cũng như nhiều người nuôi tôm khác trong vùng. Cuối năm 2006, sau khi được tập huấn, ông Hố áp dụng mô hình nông nghiệp tích hợp vào sản xuất. Trong sản xuất có sử dụng chế phẩm sinh học EM để gia tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.Ông Hố cho biết: “Trước đây, gia đình tôi nuôi bò, nhưng phân và nước tiểu của chúng không được xử lý, làm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi hôi dữ lắm. Nhờ được tập huấn kỹ thuật, tôi dùng chế phẩm sinh học EM ủ phân bò nuôi trùn quế, để khử mùi hôi của nước tiểu bò, nhờ vậy mà giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Riêng trùn quế được nuôi từ phân bò, ông xay nhuyễn, trộn với thức ăn cho tôm sú, cho gà lương phượng... Ông Hố cho biết: “Vụ tôm sú vừa qua, nhờ cách làm mới này, tôi..
Mức lợi nhuận tăng gần 30% so với mô hình đối chứng - là kết quả khá ấn tượng của “mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp cho nông sản sạch, có hiệu quả kinh tế cao” (mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp) được triển khai tại xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu từ cuối năm 2005. Song, ưu điểm của mô hình này còn ở chỗ tận dụng triệt để các phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với chế phẩm sinh học EM tạo ra hàng hóa nông sản sạch; khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi…
Hiệu quả bước đầu
Ông Lâm Văn Hố, ở ấp Thào Lạng, xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu, có gần 4 ha nuôi tôm sú. Hơn một năm trước, việc nuôi tôm của ông không mang lại hiệu quả cao, bởi hằng năm, tỷ lệ tôm hao hụt cao, tốn nhiều chi phí cho thức ăn, thuốc thú y thủy sản... Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm môi trường trong ao nuôi ngày càng gay gắt đặt ra bài toán khó cho ông Hố cũng như nhiều người nuôi tôm khác trong vùng. Cuối năm 2006, sau khi được tập huấn, ông Hố áp dụng mô hình nông nghiệp tích hợp vào sản xuất. Trong sản xuất có sử dụng chế phẩm sinh học EM để gia tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Ông Hố cho biết: “Trước đây, gia đình tôi nuôi bò, nhưng phân và nước tiểu của chúng không được xử lý, làm môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi hôi dữ lắm. Nhờ được tập huấn kỹ thuật, tôi dùng chế phẩm sinh học EM ủ phân bò nuôi trùn quế, để khử mùi hôi của nước tiểu bò, nhờ vậy mà giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. Riêng trùn quế được nuôi từ phân bò, ông xay nhuyễn, trộn với thức ăn cho tôm sú, cho gà lương phượng... Ông Hố cho biết: “Vụ tôm sú vừa qua, nhờ cách làm mới này, tôi giảm chi phí được hơn 4 lần so với các vụ nuôi trước đây. Ngoài ra, tôm sú cũng ít bệnh, môi trường nuôi không ô nhiễm nghiêm trọng... Còn gà lương phượng tôi mới nuôi vụ đầu tiên, nhưng thấy rất mau lớn và đẻ sai lắm”.
Từ việc chăn nuôi tôm sú, nuôi gà... theo mô hình nông nghiệp tích hợp, năm 2007 vừa qua, gia đình ông Hố thu lời trên 100 triệu đồng, tăng hơn hàng chục triệu đồng so với những năm trước đây.
Ông Văn Thảo ở ấp Công Điền, xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu bắt đầu áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp từ năm 2006. Ông Thảo cho biết: “Gia đình tôi có trên 1 ha đất trồng lúa, hoa màu và nuôi thủy sản. Những năm trước, trong trồng lúa, hoa màu (chủ yếu là cải) tôi thường sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc hóa học. Vì thế, chi phí cao, sản xuất không mang lại hiệu quả. Còn nuôi cá, do tận dụng thức ăn bằng rau cải thừa, nên chúng chậm lớn, nuôi không có lời”.
Đánh giá về hiệu quả mô hình, ông Thảo đưa ra ví dụ: Trước kia, mỗi vụ trồng cải ông dùng từ 40-45 kg phân urê/công. Khi áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp thì lượng phân bón này giảm còn 5-7 kg/công, kết hợp sử dụng 10 lít nước tiểu bò và 1 lít chế phẩm EM. Tính ra, một vụ ông Thảo tiết kiệm được khoảng 200.000 đồng. Một năm trồng 4-5 vụ cải, số tiền ông tiết kiệm được đến cả triệu đồng. Ông Thảo còn cho biết là việc sử dụng phân urê quá nhiều làm rau cải mau bị sâu bệnh và mau bị thối, để lâu không được. Trong khi đó, sử dụng phân, nước tiểu bò, rau cải cứng cây, xanh tốt, ít bị thối nhũn và dự trữ được lâu hơn, bán cũng được giá hơn. Riêng phân bò được ông ủ hoai với chế phẩm EM thành phân hữu cơ, dùng bón cho đất trồng rau màu, lúa trước khi gieo trồng. Ngoài ra, ông còn dùng phân bò làm thức ăn cho cá, tận dụng thêm thức ăn rau xanh mà không cần tốn tiền mua thức ăn công nghiệp. Chế phẩm EM cũng được ông Thảo thường xuyên tạt xung chung quanh ao nuôi cá để làm sạch đáy ao và khử mùi hôi trong nước. Nhờ vậy, lợi nhuận từ việc sản xuất nông nghiệp gia đình ông tăng 30-40% so với trước khi áp dụng mô hình này.
Hướng mở mới
Đề tài xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp được triển khai cho 6 hộ nông dân ở xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu từ cuối năm 2005. Mô hình này do Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Bạc Liêu và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp sạch phối hợp thực hiện. Tiến sĩ Lê Thị Dự, Trưởng Bộ môn Công nghệ hạt giống, Viện Lúa ĐBSCL, chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình này tỏ ra khá hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp để tạo ra sản phẩm nông sản sạch, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu trên các đối tượng như: bò, cá, tôm, trùn quế, lúa, rau màu... cho thấy, mức lợi nhuận của mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp tăng gần 30% so với mô hình đối chứng tương ứng. Đặc biệt, trong số này, mô hình sản xuất lúa lợi nhuận tăng trên 50%”.
Diện tích trồng lúa – màu ở Bạc Liêu khoảng 131.000ha. Ông Lê Hữu Ân, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Đây là nguồn cung cấp sản phẩm phụ rất lớn để có thể chế biến thức ăn gia súc, nhất là thức ăn cho bò đáp ứng yêu cầu của mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp với hội nông dân các cấp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân phát triển mô hình này”.
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông nghiệp sạch, nhận xét: Mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp phù hợp cho vùng sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn, giúp nông dân phá thế độc canh, đa dạng hóa nguồn thu nhập. Điều đặc biệt, mô hình hạn chế được việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y thủy sản... nên tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị trên thị trường”.
Hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế là một hướng đi tất yếu trong điều kiện nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay. Có thể nói, kết quả thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp tích hợp ở xã Vĩnh Trạch, thị xã Bạc Liêu là một hướng mở cho phát triển nông nghiệp sạch ở Bạc Liêu và ĐBSCL trong thời gian tới.