Mô hình sản xuất rô phi hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở của các nông hộ nhỏ cá biệt tại Hải Dương
Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
Công nghệ nuôi cá rô phi trên thế giới ngày càng được phát triển nhằm thu được năng suất cao và tạo ra sản phẩm tập trung. Các hệ thống nuôi bao gồm nuôi thâm canh trong ao xây, hệ thống bể nước chảy, trong lồng bè trên sông hồ. Hệ thống nuôi thâm canh trong ao xây được áp dụng rộng rãi ở một số nơi như Ðài Loan, Trung Quốc và Philippin. Hệ thống nuôi này đã cho năng suất từ 15-50 tấn/ha/năm.Công nghệ điều khiển giới tính cá rô phi cũng như quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đã được nghiên cứu thành công ở Học viện Công nghệ châu á (AIT) và công nghệ này được chuyển giao ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nước ta đã có công nghệ sản xuất con giống đơn tính và có công nghệ nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn thương phẩm với năng suất 23-26 tấn/ha/vụ. Dòng cá rô phi chất lượng tương đối tốt, có thể làm cơ sở cho việc tạo ra con giống tốt phục vụ nuôi tại các tỉnh phía bắc.Tuy vậy, hiện nay chưa có một nơi nào ở Miền Bắc sản xuất được cá rô phi phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước- đó là một trong những nguyên nhân cản trở việc sản xuất cá rô phi tập trung. Trước hết, ở Miền Bắc, phần lớn quy mô nuôi thuỷ sản là cấp độ gia đình với diện tích ao từ 300-1.500m2, phân tán, do có mùa đông lạnh nên đòi hỏi phải cung cấp giống tập trung, đầu vụ. Cho tới nay, chưa có một giải pháp quản lý, tổ chức, công nghệ nào được xây dựng, triển khai để khắc phục những khó khăn, tận dụng lợi thế... nhằm tạo ra lượng hàng hoá có giá trị tập trung.Chúng ta có một vài mô hình, nhưng các giải pháp của mô hình sản xuất hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở của các..
Công nghệ nuôi cá rô phi trên thế giới ngày càng được phát triển nhằm thu được năng suất cao và tạo ra sản phẩm tập trung. Các hệ thống nuôi bao gồm nuôi thâm canh trong ao xây, hệ thống bể nước chảy, trong lồng bè trên sông hồ. Hệ thống nuôi thâm canh trong ao xây được áp dụng rộng rãi ở một số nơi như Ðài Loan, Trung Quốc và Philippin. Hệ thống nuôi này đã cho năng suất từ 15-50 tấn/ha/năm.
Công nghệ điều khiển giới tính cá rô phi cũng như quy trình sản xuất cá rô phi đơn tính đã được nghiên cứu thành công ở Học viện Công nghệ châu á (AIT) và công nghệ này được chuyển giao ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nước ta đã có công nghệ sản xuất con giống đơn tính và có công nghệ nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn thương phẩm với năng suất 23-26 tấn/ha/vụ. Dòng cá rô phi chất lượng tương đối tốt, có thể làm cơ sở cho việc tạo ra con giống tốt phục vụ nuôi tại các tỉnh phía bắc.
Tuy vậy, hiện nay chưa có một nơi nào ở Miền Bắc sản xuất được cá rô phi phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước- đó là một trong những nguyên nhân cản trở việc sản xuất cá rô phi tập trung. Trước hết, ở Miền Bắc, phần lớn quy mô nuôi thuỷ sản là cấp độ gia đình với diện tích ao từ 300-1.500m2, phân tán, do có mùa đông lạnh nên đòi hỏi phải cung cấp giống tập trung, đầu vụ. Cho tới nay, chưa có một giải pháp quản lý, tổ chức, công nghệ nào được xây dựng, triển khai để khắc phục những khó khăn, tận dụng lợi thế... nhằm tạo ra lượng hàng hoá có giá trị tập trung.
Chúng ta có một vài mô hình, nhưng các giải pháp của mô hình sản xuất hàng hoá tập trung dựa trên cơ sở của các nông hộ nhỏ cá biệt của một vùng, ví dụ như trong việc quản lý sản xuất và thả con giống ra sao để việc thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hợp lý; công nghệ nuôi như thế nào để cá không có mùi bùn; quản lý chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; công nghệ thu hoạch và xử lý sau thu hoạch; các giải pháp thị trường của sản phẩm, các dịch vụ giống, khuyến ngư, dịch bệnh ....
Tạo được mô hình công nghệ sản xuất từ giống đến nuôi thương phẩm cá rô phi đơn tính chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho vùng nuôi tập trung. Hình thành nghề nuôi cá rô phi xuất khẩu góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại Hải Dương và vùng đồng bằng sông Hồng. Ðề tài đã nghiên cứu ứng dụng thành tựu từ những công trình nghiên cứu trước đây để triển khai một cách đồng bộ từ khâu sản xuất giống, lưu giữ giống qua đông, công nghệ nuôi phù hợp với người dân hiện nay, công nghệ chế biến thức ăn, phương pháp chế biến sản phẩm quy mô nhỏ và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu này đã thành công và là một mô hình phát triển toàn diện bao gồm các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tập trung các nông hộ nhỏ cá biệt. Ðây là một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu đã được ứng dụng vào thực tiễn phát triển sản xuất một cách bền vững ở huyện Tứ Kỳ và một số huyện khác trong tỉnh Hải Dương.
Chúng tôi rất mong muốn được chia sẻ kết quả và kinh nghiệm với tất cả các cán bộ và các hộ nông dân nuôi cá, và sau đây xin giới thiệu mô hình tổ chức quản lý.
Qua hai năm triển khai thực hiện đề tài theo mô hình quản lý trên nhận thấy, tất cả các thành phần đều tham gia quản lý cộng đồng từ việc điều tra đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của địa phương đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất và giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong quá trình nuôi cá rô phi. Các thành viên đều hoàn thành trách nhiệm của mình, đặc biệt các hộ nông dân tham gia đóng góp nhiều kinh nghiệm thực tiễn nuôi cá tại địa phương và những ý kiến tổ chức phát triển sản xuất. Các hộ nông dân tham gia nghiên cứu đã liên kết trong việc thả giống, giải quyết thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo những quy ước chung của nhóm như quyết định giá cả, ưu tiên những hộ có cá to hoặc những hộ gia đình khó khăn bán trước. Tóm lại, các vấn đề của nông dân tham gia nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật, quản lí của một mô hình sản xuất hàng hoá tập trung là những vấn đề chưa có nghiên cứu nào trước đó, cũng như chưa có nhiều tiền lệ và kinh nghiệm được truyền đạt lại. Mô hình nghiên cứu đã rút ngắn được quá trình chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm đến với sản xuất, đến với các hộ nông dân. Mô hình nuôi này đi vào thực tiễn của cuộc sống, có những đóng góp nhất định cho nuôi trồng và xuất khẩu, làm mô hình cho sự phát triển nghiên cứu khoa học theo hướng mới. Tổ chức tuyên truyền phổ biến kỹ thuật, động viên phát triển phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu tại địa phương. Ðề tài đã đón tiếp và hướng dẫn nhiều đoàn tham quan học tập mô hình ở Hưng Yên, Nam Ðịnh, Phú Thọ, Quảng Ninh, các tỉnh thuộc Dự án SUFA như Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Sinh viên các trường Ðại học Nông nghiệp, Sư phạm Hà Nội, các học viên trong toàn quốc dự các lớp tập huấn quản lí trại giống và kỹ thuật tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và các huyện khác trong tỉnh.
Ðề tài sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau trong tổ chức, quản lí đặc biệt là phương pháp đồng quản lí để huy động tối đa sự tham gia nghiên cứu của cộng đồng nông dân nuôi cá rô phi và quản lí chất lượng cá nuôi cũng như môi trường. Những hiệu quả rõ rệt từ mô hình quản lý này và nhu cầu phát triển sản xuất thuỷ sản đã tiếp tục duy trì khi kết thúc đề tài và nhiều xã tiến tới xây dựng nên các hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản. Sở Khoa học- Công nghệ Hải Dương đã và đang nhân rộng mô hình này tới huyện Kim Thành, Kinh Môn, Ninh Giang và tất cả các huyện có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản trong tỉnh. Cần đẩy mạnh việc thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học với sự tham gia của cộng đồng nông/ngư dân, đồng thời các đề tài này cũng triển khai tại các địa phương có nhu cầu thực tiễn khoa học công nghệ mà đề tài tiến hành. Ðó là giải pháp đẩy nhanh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao nhanh nhất kết quả nghiên cứu vào sản xuất.