Mô hình trồng cây ăn trái chuyên canh
Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội của xã Tân Hưng huyện Cái Bè đã có bước chuyển biến đáng kể, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Đó chính là thành quả của quá trình lao động sản xuất, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trồng vườn cây chuyên canh.Hiện nay, toàn xã Tân Hưng có gần 1000 ha vườn cây ăn trái với nhiều loại cây đang có giá trị kinh tế cao như: xoài, cam, bưởi, ổi xá lị nghệ, chanh dây.. Theo ước tính tổng sản lượng trái cây của xã mỗi năm đạt hơn 30 ngàn tấn.Thời gian gần đây, nông dân Tân Hưng phát triển rất mạnh mô hình trồng cây ăn trái, là kinh tế chủ lực của địa phương. Trong đó, ổi xá lị nghệ là loại cây đặc trưng của vùng đất này đã và đang có nhiều triển vọng. Toàn xã hiện có hơn 200 ha ổi xá lị nghệ được nhà vườn trồng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây ăn trái khác. Mỗi năm sản lượng ổi xá lị nghệ của địa phương đạt hơn 9000 tấn. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đa số diện tích ổi xá lị nghệ của nhà vườn Tân Hưng đều cho trái quanh năm. Giá trung bình của loại ổi này dao động từ 1500đ - 3000đ/kg, với mức giá này thì trên mỗi công đất nông dân trồng ổi có được..
Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - xã hội của xã Tân Hưng huyện Cái Bè đã có bước chuyển biến đáng kể, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên. Đó chính là thành quả của quá trình lao động sản xuất, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trồng vườn cây chuyên canh.
Hiện nay, toàn xã Tân Hưng có gần 1000 ha vườn cây ăn trái với nhiều loại cây đang có giá trị kinh tế cao như: xoài, cam, bưởi, ổi xá lị nghệ, chanh dây.. Theo ước tính tổng sản lượng trái cây của xã mỗi năm đạt hơn 30 ngàn tấn.
Thời gian gần đây, nông dân Tân Hưng phát triển rất mạnh mô hình trồng cây ăn trái, là kinh tế chủ lực của địa phương. Trong đó, ổi xá lị nghệ là loại cây đặc trưng của vùng đất này đã và đang có nhiều triển vọng. Toàn xã hiện có hơn 200 ha ổi xá lị nghệ được nhà vườn trồng chuyên canh hoặc xen canh với các loại cây ăn trái khác. Mỗi năm sản lượng ổi xá lị nghệ của địa phương đạt hơn 9000 tấn. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đa số diện tích ổi xá lị nghệ của nhà vườn Tân Hưng đều cho trái quanh năm. Giá trung bình của loại ổi này dao động từ 1500đ - 3000đ/kg, với mức giá này thì trên mỗi công đất nông dân trồng ổi có được nguồn lãi từ 10 - 15 triệu đồng/năm. Ông Đoàn Văn Tặng - nông dân ấp 1 xã Tân Hưng tâm sự: Trước đây gia đình tôi trồng nhãn nhưng giá cả bấp bênh.Từ ngày trồng ổi đến nay thu nhập khá hơn, cuộc sống ổn định. Hiện nay, tôi trồng được 08 công ổi,nếu với giá trên 1500đ/kg thì trồng ổi sẽ có lãi hơn.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây ổi phát triển, năm 2006 Xã Tân Hưng còn thành lập Hợp tác xã, ban đầu có 70 xã viên với nguồn vốn điều lệ là 100 triệu đồng. Phương thức hoạt động của HTX ổi xá lị nghệ Tân Hưng là tổ chức thu mua sản phẩm ổi, mở rộng thị trường tiêu thụ, làm dịch vụ kinh doanh vật tư nông nghiệp, tổ chức trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Ông Nguyễn Việt Thắng, Phó Chủ nhiệm HTX ổi xá lị nghệ cho biết do mới thành lập nên HTX còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các phương thức hoạt động. Trước mắt, chúng tôi sẽ xúc tiến thương hiệu ổi xá lị nghệ để tạo điều kiện tốt cho thị trường tiêu thụ sản phẩm, sau đó cung ứng vật tư, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất.
Bên cạnh đó, Tân Hưng cũng đang phát triển mạnh vườn chanh dây, loại cây đang có giá trị kinh tế khá được nhà vườn nhân rộng diện tích. Nổi bật là mô hình trồng chanh dây xen mít của anh Nguyễn Văn Phương ở ấp 4. Anh Phương bộc bạch, gia đình anh trước đây trồng các loại cây ăn trái khác nhưng giá thấp, thấy chanh dây dễ trồng giá cao nên quyết định vay vốn 15 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT huyện Cái Bè để trồng chanh dây. Sau 02 năm, vườn chanh dây của anh đã cho thu hoạch rộ. Được biết, thời gian gần đây trái chanh rất có hữu dụng trong cuộc sống nên đầu ra của nông sản này rất thuận lợi. Ở thời điểm này, giá chanh dây 5000 đồng/kg, thương lái vào tận vườn để thu mua. Từ trồng cây chanh dây mà mỗi năm người nông dân này có nguồn thu hơn 120 triệu đồng.
Trước hiệu quả kinh tế đó, nhiều nông dân địa phương mạnh dạn cải tạo các vườn cây kém chất lượng để trồng chanh dây, nâng tổng diện tích cây chanh dây của xã lên hơn 100 ha. Từ một xã vốn có truyền thống trồng lúa, đến nay Tân Hưng đã trở thành địa phương trồng chuyên canh cây ăn trái. Số diện tích trồng lúa giảm, còn khoảng 400 ha và trong tương lai bà con nông dân sẽ chuyển sang làm vườn. Chủ tịch UBND xã Tân Hưng - Nguyễn Văn Bé Ba bày tỏ: Chủ trương của Đảng uỷ - UBND xã là sẽ tiếp tục phát triển vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, trong đó tập trung cho một số cây chủ lực phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương như: ổi xá lị nghệ, xoài cát, chanh dây, cam xoàn. Về phía chính quyền chúng tôi đẩy mạnh công tác giới thiệu trợ vốn vay, khoa học kỹ thuật. Trong thời gian tới, số diện tích lúa sẽ chuyển sang trồng cây ăn trái.
Thành công trong mô hình trồng cây ăn trái ở địa phương phải kể đến vai trò tích cực của chính quyền đoàn thể xã trong việc trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất và vận động nhân dân tham gia chương trình Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng các ô đê bao, làm đường giao thông nông thôn. Theo thống kê trong một năm nông dân của xã được hỗ trợ vốn hơn 10 tỷ đồng, và hiện nay các đường giao thông liên ấp đều được bê tông hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển hàng nông sản quanh năm. Đây là những điều kiện rất cơ bản và cần thiết để Tân Hưng phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững.