Mô hình trồng hẹ dưới chân ruộng cho hiệu quả kinh tế cao
Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Trong vài năm gần đây, mô hình trồng cây hẹ trên đất giồng hay dưới chân ruộng ở tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh, trở thành cây xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân.Theo thống kê, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 400 ha cây hẹ, tập trung ở các huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Gò Công Đông, Thị Xã Gò Công... Trong đó, huyện Chợ Gạo là địa phương có diện tích hẹ lớn nhất, với hơn 200 ha, chủ yếu ở các xã:..
Trong vài năm gần đây, mô hình trồng cây hẹ trên đất giồng hay dưới chân ruộng ở tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh, trở thành cây xóa đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân.
Theo thống kê, toàn tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 400 ha cây hẹ, tập trung ở các huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Gò Công Đông, Thị Xã Gò Công... Trong đó, huyện Chợ Gạo là địa phương có diện tích hẹ lớn nhất, với hơn 200 ha, chủ yếu ở các xã: Quơn Long, Tân Thuận Bình, Bình Phục Nhứt, Đăng Hưng Phước và cây hẹ được coi là cây màu chủ lực của nông dân. Hộ trồng ít từ 2-3 công (1 công=1000 m2), hộ trồng nhiều từ 5 đến 7 công.
Theo các hộ chuyên trồng hẹ, hẹ là loại cây màu trồng cho lợi nhuận khá cao, nhất là ít sâu bệnh, hạn chế phân thuốc công chăm sóc và giá cả ổn định từ 2.000 đồng đến 5.000 đồng /kg (tùy thời điểm). Một ưu điểm khác là cây hẹ cho thu hoạch quanh năm (khoảng 1 tháng thu hoạch một lần). Tính trung bình một công đất trồng cây hẹ trong một năm thu lãi từ 5 đến 8 triệu đồng, tương đương 50 đến 80 triệu đồng/ha. Điển hình như hộ bà Phan Thị Cưỡng (45 tuổi), ở ấp Quang Khương (xã Quơn Long), một trong những gia đình đi tiên phong trong phong trào trồng hẹ cho biết: Gia đình bà trồng hai công hẹ, mỗi tháng thu tối thiểu 4 triệu đồng. Tính ra, bình quân thu nhập khoảng 50 triệu đồng/ năm.
Nhờ hiệu quả kinh tế cao, trong năm 2007, Tiền Giang có kế hoạch mở rộng diện tích hẹ dưới chân ruộng lên hơn 500 ha, đồng thời hình thành các đầu mối thu mua hẹ thương phẩm để đưa đi tiêu thụ ở các nơi trong và ngoài tỉnh./.