Mô hình trồng khổ qua sạch Xã Vĩnh Hòa đang được nhân rộng 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 2.449 ha đất trồng hoa màu, trong đó có khoảng 5000 m2 diện tích được dùng chuyên trồng khổ qua sạch với mô hình trồng phủ bạt. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật IPM trong sản xuất, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân trong xã khá lên rõ rệt.Những năm gần đây do hiện tượng sâu bệnh xuất hiện nhiều, nên nông dân sử dụng nhiều thuốc hóa học, không những gây tốn kém kinh phí cho người trồng mà còn có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Nhưng đối với nhiều nông dân ở ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, nhờ biết cách vận dụng những kinh nghiệm trong lao động với việc áp..

Xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương hiện có khoảng 2.449 ha đất trồng hoa màu, trong đó có khoảng 5000 m2 diện tích được dùng chuyên trồng khổ qua sạch với mô hình trồng phủ bạt. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật IPM trong sản xuất, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân trong xã khá lên rõ rệt.
Những năm gần đây do hiện tượng sâu bệnh xuất hiện nhiều, nên nông dân sử dụng nhiều thuốc hóa học, không những gây tốn kém kinh phí cho người trồng mà còn có thể gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng. Nhưng đối với nhiều nông dân ở ấp Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, nhờ biết cách vận dụng những kinh nghiệm trong lao động với việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất mà mô hình trồng khổ qua phủ bạt tại địa phương hầu như không sử dụng một loại thuốc hóa học nào lại năng suất rất cao.
Cây khổ qua ở xã Vĩnh Hoà thường bị các loại côn trùng như ruồi hay sâu bướm làm tổ, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mướp. Theo kinh nghiệm trồng khổ qua sạch, để đạt hiệu quả cao bà con thường phòng trừ từ lúc trồng cho đến hết thu hoạch. Có nghĩa trước khi gieo hạt sử dụng thuốc Vizubon (một lọ 10ml, với giá 15.000 đồng) xịt xung quanh vườn trồng (trên cây cỏ), rồi sau đó đặt bẫy nhử ruồi. Sau khoảng 22 ngày khổ qua có bông đực, lúc đó đặt bẫy chính thức. Nếu trên 1.000m2 thì sử dụng 3 lọ Vizubon, với 30 cái bẫy thì sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, một cách khác mà người trồng áp dụng, đó là dùng phân bón tro bếp và tro lò, để khổ qua có màu sắc vàng vàng tránh những con bướm đến làm tổ, kén. Để cây thu hoạch được lâu cũng như năng suất cao hơn, các hộ cắt bỏ lá gốc khi thấy vàng úa và đặc biệt dùng một khúc nhang cắm vào giữa thân gốc để kích thích ra trái nhiều hơn. Nếu trồng bình thường thì thu hoạch khoảng 2 đến 3 tấn, sau 30 ngày thì tàn, còn với cách làm như trên thì thu hoạch khoảng 60 ngày, năng suất tăng gấp đôi. Theo ước tính, đối với 1.000m2, nếu vào mùa mưa sẽ cho thu hoạch khoảng 4 tấn, còn vào mùa nắng thì lượng thu hoạch đạt tới 7 tấn. Với giá khổ qua bán trung bình từ 3.000 - 3.500 đồng/kg thì cả năm, sau khi trừ chi phí bà con sẽ thu lãi khoảng 60 triệu đồng.
Với cách làm hiệu quả như trên, vừa qua người dân tại xã Vĩnh Hoà đã tổ chức các cuộc trao đổi, bàn luận về cây khổ qua và phổ biến cho các hộ nông dân các xã An Bình, Phước Hòa, Tân Hiệp đến học hỏi kinh nghiệm. Qua đây, bà con nông dân huyện Phú Giáo hy vọng nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo huyện, từ đó có những chính sách phù hợp để ngày càng nhân rộng mô hình này.