Mô hình trồng rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao
Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
Là một xã thuần nông, trước kia đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do đất canh tác bạc màu, gieo trồng cây lúa đạt năng suất thấp, nhưng đến nay xã Tiền An, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng^, giống, mùa vụ, nhất là thực hiện mô hình trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiền An hiện là một trong những điểm sáng về chuyển đổi mô hình trồng rau an toàn của tỉnh.Việc chuyển đổi từ cây lúa sang trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày ở xã Tiền An bắt đầu thực hiện từ năm 2003 và ngày càng được mở rộng diện tích gieo trồng. Nhờ áp dụng khoa học vào gieo trồng, sản xuất, bố trí cơ cấu giống, cây trồng hợp lý với thời gian cho thu hoạch ngắn và..
Là một xã thuần nông, trước kia đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn do đất canh tác bạc màu, gieo trồng cây lúa đạt năng suất thấp, nhưng đến nay xã Tiền An, huyện Yên Hưng (Quảng Ninh) đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng^, giống, mùa vụ, nhất là thực hiện mô hình trồng rau an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tiền An hiện là một trong những điểm sáng về chuyển đổi mô hình trồng rau an toàn của tỉnh.
Việc chuyển đổi từ cây lúa sang trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày ở xã Tiền An bắt đầu thực hiện từ năm 2003 và ngày càng được mở rộng diện tích gieo trồng. Nhờ áp dụng khoa học vào gieo trồng, sản xuất, bố trí cơ cấu giống, cây trồng hợp lý với thời gian cho thu hoạch ngắn và dài ngày đan xen đã làm tăng diện tích quay vòng của đất lên đến gần 4 lần/một đơn vị diện tích/năm. Để Tiền An trở thành vùng trọng điểm về trồng rau an toàn của tỉnh, ngay từ khi phát triển mô hình, xã đã cử cán bộ đi học tập mô hình, kỹ thuật trồng rau ở Viện rau quả Trung ương, ở các địa phương có nhiều kinh nghiệm về trồng rau an toàn. Xã còn phối hợp với Trung tâm khuyến nông huyện chuyển giao kỹ thuật để đưa giống cây có năng suất chất lượng cao vào trồng; thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo chương trình IPM cho người dân. Đến nay, toàn xã đã có trên 1.500 lượt người được tập huấn kỹ thuật. Ngoài ra, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tiền An I luôn quan tâm tới việc nạo vét, tu bổ hệ thống kênh tưới tiêu, bể chứa nước phục vụ cho sản xuất...
Đến nay, xã Tiền An đã chuyển đổi trên 80% diện tích đất canh tác từ trồng lúa sang trồng cây hoa màu, cây rau cho năng suất cao. Toàn xã có trên 800 ha rau mầu các loại, trong đó diện tích chuyên canh rau là 176 ha. Vùng rau an toàn có giá trị kinh tế cao của xã Tiền An tập trung ở thôn Đồng Thùa, Bãi Hai, Cửa Đình, Đồng Vàng... Sản phẩm cây rau an toàn được người dân ở đây sản xuất, gieo trồng đa dạng với nhiều chủng loại, giống rau, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày một nâng cao như: ớt vàng (ớt ngọt), cà chua ngọt Sasli, súp lơ của Mỹ, tỏi Lade của Pháp, xu hào B40, bắp cải KK, đậu cô ve, súp lơ, rau thơm, rau gia vị... Trung bình mỗi ngày xã Tiền An cung cấp cho thị trường trên 10 tấn rau các loại, đặc biệt vào những ngày chính vụ lên tới trên 30 tấn rau, củ các loại. Sản phẩm rau an toàn của xã Tiền An được các công ty của ngành than trong tỉnh đặt mua hàng thường xuyên; ngoài ra xã còn cung cấp cho thị trường trong tỉnh và một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Phòng... Cây rau an toàn đã giúp người dân nơi đây đổi đời với mức thu nhập bình quân đạt từ 50 đến 60 triệu đồng/ha/năm/hộ. Nhiều hộ trồng rau ở xóm Bãi Hai cho thu nhập từ hơn 100 đến 200 triệu đồng/năm.