Mở rộng mô hình nuôi cá rô, chạch, cua đồng
Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tây và Hội nông dân tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa với chăn nuôi thả cá rô, chạch, cua đồng tại xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai và 5 xã khác của các huyện thuộc các vùng sinh thái khác nhau để khôi phục và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nội đồng trong toàn tỉnh, nhằm mở ra hướng sản xuất lúa kết hợp nuôi thả và khôi phục đàn thủy sản truuyền thống đang bị suy giảm.Vụ lúa xuân, tỉnh Hà Tây xây dựng mô hình nuôi thả cá rô, chạch và cua đồng trên 4 ha đất cấy lúa tại xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, cho giá trị thu nhập các loại sản phẩm cao gấp 3 đến 4 lần so với cấy lúa. Vụ mùa, toàn tỉnh đã mở rộng mô hình thêm 5..
Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tây và Hội nông dân tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa với chăn nuôi thả cá rô, chạch, cua đồng tại xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai và 5 xã khác của các huyện thuộc các vùng sinh thái khác nhau để khôi phục và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nội đồng trong toàn tỉnh, nhằm mở ra hướng sản xuất lúa kết hợp nuôi thả và khôi phục đàn thủy sản truuyền thống đang bị suy giảm.
Vụ lúa xuân, tỉnh Hà Tây xây dựng mô hình nuôi thả cá rô, chạch và cua đồng trên 4 ha đất cấy lúa tại xã Nghĩa Hương, huyện Quốc Oai, cho giá trị thu nhập các loại sản phẩm cao gấp 3 đến 4 lần so với cấy lúa. Vụ mùa, toàn tỉnh đã mở rộng mô hình thêm 5 xã của 3 huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ba Vì với tổng diên tích 60ha. Riêng xã Nghĩa Hương (Quốc Oai) đã có 65 hộ tham gia chương trình nuôi thuỷ sản nội đồng trên 30 ha ruộng lúa. Các hộ nông dân vừa đẩy mạnh thâm canh lúa vừa thực hiện các qui trình kỹ thuật nuôi trồng các con thuỷ sản nội đồng. Hộ sản xuất đã thực hiện thuần thục các khâu vệ sinh môi trường, kiến thiết đồng ruộng như: xây tường quanh ruộng hoặc căng nilon làm rào chắn, đào rãnh nước, đắp bờ giả cho cua, chạch làm chỗ trú... Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn hộ sản xuất biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, không dùng thuốc trừ sâu gây hại sự sinh sản của thuỷ sản. Về con giống cua, chạch các hộ chăn nuôi tự thu gom giống sẵn có tại địa phương để nuôi thả. Riêng con giống cá rô phải mua từ Thành phố Hồ Chí Minh đưa về nuôi. Mật độ nuôi trung bình 5 vạn con cá rô/ha, 2 vạn con chạch/ha và 135kg đến 140kg cua giống/ha. Đối với giống cua, chạch chủ yếu sống bằng nguồn thức ăn sẵn có trên đồng ruộng, mỗi tuần chủ hộ chỉ cho chúng ăn 2 lần; còn cá rô thì cho ăn 2 lần/ngày bằng các loại thức ăn tự chế biến như: tinh bột, cám gạo, ngô, khoai, sắn. Ban đầu Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cho mỗi hộ 50% con giống. Ngoài ra, các hộ còn đầu tư khoảng 3 triệu đến 5 triệu đồng/ha để mua thêm con giống và thức ăn. Do chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn thuỷ sản trong đồng phát triển tốt. Từ kết quả ở các hộ làm điểm, dự tính trung bình cả năm thu họach cá rô đạt năng suất 1.000kg đến 1.200kg/ha, chạch đạt 200kg đến 250kg/ha và cua đạt 300 đến 350kg/ha; tính chung thu họach lúa và thuỷ sản đạt giá trị từ 55 đến 70 triệu đồng/ha/năm.
Trạm khuyến nông các huyện đang tiếp tục tập huấn kỹ thuật cho nông dân ở các xã có đồng đất thuận lợi cho việc nuôi thả loại thuỷ sản này, giúp cơ sở qui hoạch vùng chăn nuôi để năm 2008 mở rộng diện tích làm điểm trong toàn tỉnh và tiến tới sản xuất đại trà./.