Một hình thức dịch vụ nông nghiệp cần phát huy 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Từ năm 2005 đến nay, anh Phan Văn Lãnh ở ấp Thạnh An – Bình Thạnh – Thạnh Phú là người trồng mía luôn đạt năng suất lẫn chất lượng. Hai năm qua năng suất luôn đạt được trên 100 tấn/ ha và chữ đường đo tại nhà máy đường Bến Tre trung bình trên 11 chữ (CCS), nhờ vậy mà nguồn thu nhập của gia đình luôn ổn định ở mức cao. Từ cây mía mà anh Lãnh được nhiều giấy khen, bằng khen của địa phương, tỉnh và của Bộ Nông Nghiệp PTNT. Trồng mía chuyên canh năng suất cao là một trong 17 mô hình nông dân sáng tạo nông nghiệp đạt loại A được UBND Tỉnh tặng Bằng khen trong tháng 5 vừa qua, mà anh Lãnh đã tiên phong trong việc đưa cây mía xuống vùng lúa một vụ bấp bênh vì trồng ở chân đất gò cao lại nhiễm phèn, nhiễm mặn.Chưa thỏa mãn với những thành tích đã đạt được, anh Lãnh đã tạo thêm một dịch vụ để hỗ trợ, đáp ứng công lao động và cả khâu chuyển giao kỹ thuật cho những người đã trồng mía và những người muốn trồng mía. Xuất phát từ nhu cầu thường xuyên về công lao động phục vụ cho 7 ha đất trồng mía của gia đình, anh Lãnh đã dần dần hình thành được đội chuyên nghiệp làm dịch vụ. Đội làm dịch vụ này được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng gồm cả nam và nữ, trong đó có nhiều cặp vợ chồng cùng đi làm chung. Việc làm của đội là đánh hộc, chặt hom, đặt hom, bón phân… đến thu hoạch, vận chuyển mía, nói chung là toàn bộ các khâu trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch mía. Mà như chúng ta đã biết là trồng mía thì tốn rất nhiều công lao động của cả nam lẫn nữ. Công nữ thì làm các việc nhẹ như đánh lá, bón phân, làm cỏ, bó mía cây... Công lao động nam làm các việc nặng hơn như làm đất, đốn vác..

Từ năm 2005 đến nay, anh Phan Văn Lãnh ở ấp Thạnh An – Bình Thạnh – Thạnh Phú là người trồng mía luôn đạt năng suất lẫn chất lượng. Hai năm qua năng suất luôn đạt được trên 100 tấn/ ha và chữ đường đo tại nhà máy đường Bến Tre trung bình trên 11 chữ (CCS), nhờ vậy mà nguồn thu nhập của gia đình luôn ổn định ở mức cao. Từ cây mía mà anh Lãnh được nhiều giấy khen, bằng khen của địa phương, tỉnh và của Bộ Nông Nghiệp PTNT. Trồng mía chuyên canh năng suất cao là một trong 17 mô hình nông dân sáng tạo nông nghiệp đạt loại A được UBND Tỉnh tặng Bằng khen trong tháng 5 vừa qua, mà anh Lãnh đã tiên phong trong việc đưa cây mía xuống vùng lúa một vụ bấp bênh vì trồng ở chân đất gò cao lại nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Chưa thỏa mãn với những thành tích đã đạt được, anh Lãnh đã tạo thêm một dịch vụ để hỗ trợ, đáp ứng công lao động và cả khâu chuyển giao kỹ thuật cho những người đã trồng mía và những người muốn trồng mía. Xuất phát từ nhu cầu thường xuyên về công lao động phục vụ cho 7 ha đất trồng mía của gia đình, anh Lãnh đã dần dần hình thành được đội chuyên nghiệp làm dịch vụ. Đội làm dịch vụ này được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có một nhóm trưởng gồm cả nam và nữ, trong đó có nhiều cặp vợ chồng cùng đi làm chung. Việc làm của đội là đánh hộc, chặt hom, đặt hom, bón phân… đến thu hoạch, vận chuyển mía, nói chung là toàn bộ các khâu trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch mía. Mà như chúng ta đã biết là trồng mía thì tốn rất nhiều công lao động của cả nam lẫn nữ. Công nữ thì làm các việc nhẹ như đánh lá, bón phân, làm cỏ, bó mía cây... Công lao động nam làm các việc nặng hơn như làm đất, đốn vác mía… Đến nay thì đội dịch vụ này khá hùng hậu, bình thường có từ 10 đến 20 người, cao điểm tập trung được lực lượng đến 100 người. Dịch vụ mà anh Lãnh thực hiện còn gồm cả khâu cung ứng giống mía có nhiều ưu thế về năng suất, chất lượng và thích nghi tốt với điều kiện đất đai tại đây là giống VN84-4137. Chi phí lao động, vận chuyển hom trồng, bón lót, lấp hom và cả tiền hom giống cho mỗi công đất được tính thành tiền là 1 triệu đồng. (Nếu ở xa thì tùy cự ly mà tính thêm phần chi phí đi lại một cách hợp lý). Những hom mía sau khi trồng nếu không nẩy mầm sẽ được trồng dặm lại và chủ hộ không tốn phần chi phí này. Điều đáng quan tâm của dịch vụ này là sự chuyển giao kỹ thuật trồng mía miễn phí cho người trồng. Anh Lãnh cho biết là giúp cho người trồng mía đạt năng suất cao có thu nhập cao là niềm vui lớn nhất của anh và tất nhiên anh cũng có phần trong đó. Phần của anh Lãnh là bán được một số hom giống và duy trì việc làm ổn định cho đội ngũ lao động mà Anh đã tạo thành. Xin nói thêm về giống mía VN84-4137 là giống mía mà người trồng mía nơi đây qua nhiều vụ đã rất thích vì năng suất lẫn chất lượng đều vượt trội so nhiều giống khác mặc dù mía có hơi nhỏ cây.
Cô Nguyễn Thị Kim Loan là giáo viên trường mẫu giáo xã An Thuận; có 15 công đất ở xã Qưới Điền chuyển đổi từ đất lúa sang mía; qua thông tin trên báo đài đã tìm đến dịch vụ này và rất hài lòng, cô cho biết cảm nghĩ của mình về cách làm, giá cả của đội này: “ gia đình chúng tôi đơn chiếc muốn trồng mía nhưng không biết kỹ thuật, không biết giống mía nào trồng được và bán nơi nào, công lao động tại địa phương lại khó kêu và lực lượng lại ít nên việc làm không nhanh. Nhờ có anh Lãnh đưa mía giống, công lao động lành nghề, lực lượng đông, nhiệt tình nên việc làm trôi chảy nhanh gọn và đặc biệt giá cả thì vô cùng phù hợp tương đương như địa phương mặc dù khoảng cách có hơi xa. Cách làm này rất cần thiết cho những người muốn trồng mía có điều kiện hoàn cảnh giống như chúng tôi. Anh Lãnh còn hưá sẽ nhận trách nhiệm về công lao động bón phân, chăm sóc đến thu hoạch và toàn bộ các khâu về sau... ”
Về phần mình, anh Lãnh cho biết tới đây dịch vụ của Anh sẽ hỗ trợ công lao động cho các huyện lân cận như Ba Tri, Mỏ Cày nếu người dân có nhu cầu trong các khâu trồng, chăm sóc và thu hoạch mía. Đặc biệt là cách trồng mía để đạt năng suất cao nếu ai cần thì Anh sẳn sàng tư vấn một cách nhiệt tình.
Với việc hình thành một dạng dịch vụ nông nghiệp như thế này sẽ giúp cho người trồng mía ở xã An Hiệp, An Đức huyện Ba Tri không còn lo lắng trong thời điểm thu hoạch như trước đây vì đã có lúc nơi này thiếu công lúc thu hoạch mía.
Hình thành một đội ngũ lành nghề tạo công ăn chuyện làm thường xuyên ổn định thu nhập cho người lao động nông thôn, giúp người sản xuất không phải bận tâm về công lao động trong suốt quá trình trồng mía, chuyển giao kỹ thuật miễn phí là những việc làm còn rất ít người làm được. Đây là điều rất đáng trân trọng và cần phát huy nhiều hơn, cần mở rộng trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác. Hy vọng rằng sắp tới đây giá mía cây sẽ bình ổn ở mức cao để người trồng mía luôn có lời và đời sống sẽ được nâng cao hơn.