Một mô hình nuôi cá rôphi xen tôm cần nhân rộng
Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Nuôi trồng thủy sản đã tạo nhiều mặt hàng đa dạng góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập người lao động, ổn định an ninh xã hội thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhưng đi kèm theo nó là sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh làm cho nghề nuôi ngày càng trở nên khó khăn và tính rủi ro ngày càng cao.Vấn đề đặt ra ngày càng thúc bách là làm sao vừa tăng năng suất sản lượng, tăng thu nhập nhưng bình ổn được sản xuất và giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế và dần tiến tới khống chế dịch bệnh.Để giải quyết vấn đề trên, Sở Thủy sản Nghệ An đã triển khai một số biện pháp như quản lý chất lượng con giống, quản lý cộng đồng, áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng thân thiện với môi trường…Trong đó nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng khác vào trong ao nuôi tôm được đặc biệt chú trọng và cá rôphi đã được lựa chọn làm đối tượng nuôi với tôm sú. Do cá rôphi có khả năng thích ứng với độ mặn cao một khi đã được thuần hóa nên có thể nuôi được trong ao nuôi tôm sú. Vì tôm không thể ăn hết một lần lượng thức ăn được tính cho một lần cho ăn nên số còn lại sẽ lắng xuống đáy, tan trong nước và các vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, mất cân bằng sinh thái khiến tôm dễ bị bệnh hoặc tăng trưởng kém. Lợi dụng tính ăn để sử dụng cá rô phi như ”một công cụ dọn dẹp” các chất thải như thức ăn dư thừa, phân tôm...như vậy sẽ giảm được một phần ô nhiễm môi trường, ngoài ra. Bên cạnh đó cá rôphi có thể sử dụng xác chết của tôm để làm thức ăn và như vậy sẽ hạn chế..
Nuôi trồng thủy sản đã tạo nhiều mặt hàng đa dạng góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập người lao động, ổn định an ninh xã hội thông qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Nhưng đi kèm theo nó là sự ô nhiễm môi trường và dịch bệnh làm cho nghề nuôi ngày càng trở nên khó khăn và tính rủi ro ngày càng cao.Vấn đề đặt ra ngày càng thúc bách là làm sao vừa tăng năng suất sản lượng, tăng thu nhập nhưng bình ổn được sản xuất và giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường, hạn chế và dần tiến tới khống chế dịch bệnh.
Để giải quyết vấn đề trên, Sở Thủy sản Nghệ An đã triển khai một số biện pháp như quản lý chất lượng con giống, quản lý cộng đồng, áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng thân thiện với môi trường…Trong đó nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng khác vào trong ao nuôi tôm được đặc biệt chú trọng và cá rôphi đã được lựa chọn làm đối tượng nuôi với tôm sú. Do cá rôphi có khả năng thích ứng với độ mặn cao một khi đã được thuần hóa nên có thể nuôi được trong ao nuôi tôm sú. Vì tôm không thể ăn hết một lần lượng thức ăn được tính cho một lần cho ăn nên số còn lại sẽ lắng xuống đáy, tan trong nước và các vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển dẫn đến hiện tượng ô nhiễm môi trường nước, mất cân bằng sinh thái khiến tôm dễ bị bệnh hoặc tăng trưởng kém. Lợi dụng tính ăn để sử dụng cá rô phi như ”một công cụ dọn dẹp” các chất thải như thức ăn dư thừa, phân tôm...như vậy sẽ giảm được một phần ô nhiễm môi trường, ngoài ra. Bên cạnh đó cá rôphi có thể sử dụng xác chết của tôm để làm thức ăn và như vậy sẽ hạn chế được sự lây lan dịch bệnh do sự phát tán của sinh vật gây bệnh khi xác chết bị phân hủy hoặc bị chính những con tôm khỏe mạnh làm thức ăn.
Từ năm 2003-2005 tại Nghệ An, mô hình nuôi luân canh tôm - cá rôphi đã được triển khai rộng khắp trên tất cả các vùng nuôi trong tỉnh ( nuôi cá rôphi sau tôm). Qua hai năm triển khai, hiệu quả của việc nuôi cá rophi không thể hiện trên việc tăng thu nhập mà chính là khả năng cải thiện môi trường mà nó đem lại ngoài sức mong đợi: lượng chất thải tích tụ vụ nuôi chính được cá rôphi sử dụng làm thức ăn đã làm sạch đáy ao, việc dọn tẩy ao vốn là một việc làm nặng nhọc và mất nhiều thời gian nhất đã được giảm nhẹ, bên cạnh đó là khả năng làm gián đoạn chu trình phát sinh bệnh, làm giảm thiểu những tác động của bệnh đối với nghề nuôi tôm.
Năm 2006, mô hình nuôi kết hợp cá rôphi - tôm sú được triển khai tại một số điểm với hai hình thức: nuôi cá rôphi trong đăng quầng trong ao nuôi tôm và nuôi lẫn cá rôphi với tôm sú.
Hình thức nuôi cá rôphi đăng quầng trong ao nuôi tôm sú: Được triển khai tại điểm trình diễn của Trung tâm khuyến ngư ( Hưng Hòa – Thành phố Vinh ) và Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An ( Quỳnh Bảng- Quỳnh Lưu). Kết quả thu được như sau:
Tại điểm trình diển của Trung tâm khuyến ngư do Kỹ sư Mạch Duy Luân phụ trách. Mô hình này sử dụng 2 ao mỗi ao có diện tích 2.500m2 thả 100.000 con tôm giống P15 ( mật độ 20con/m2). Sau 1 tháng nuôi tôm sú tiến hành thả 400 con cá rôphi (kích cỡ 6cm/con) đã được thuần hóa độ mặn vào ao đã lắp đặt hệ thống đăng quầng ( đăng quầng có diện tích 200 m2 được vây bằng lưới có mắt lưới 2a=1cm tại nơi sẽ tích tụ các chất thải của ao nuôi do quá trình quạt nước gom vào) còn ao kia làm ao đối chứng. Cùng sử dụng một quy trình chăm sóc tôm sú cho cả 2 ao thả cá rophi và ao đối chứng, riêng cá rôphi trong đăng quầng sử dụng chất lắng tụ làm thức ăn. Sau 110 ngày nuôi, thu hoạch được 1.4 tấn tôm sú đạt kích cỡ 40-42 con/kg và 150 kg cá rôphi ( 0.3- 0.4 kg/con). Lượng thức ăn sử dụng hết 1.6 tấn, hệ số chuyển đổi thức ăn là: 1.14. Lãi ròng 50 triệu đồng.
Tại điểm trình diễn của Trung tâm giống thủy sản do Kỹ sư Lưu Anh Lực phụ trách: ao nuôi có diện tích 6000m2 , diện tích đăng quầng là 300m2 thả 120.000 con giống P15 (mật độ 20con/m2. Sau 1 tháng nuôi tôm thả 600 cá rôphi kích cỡ 6-8cm vào đăng quầng . Thu hoạch được1.8 tấn tôm và 1.3 tạ cá rôphi. Doanh thu 145 triệu, lãi ròng 60 triệu.
- Hình thức nuôi cá rôphi xen tôm sú được triển khai tại trại sản xuất giống rôphi nước lợ - Công ty Cp giống NTTS Nghệ An ( Quỳnh Bảng- Quỳnh Lưu) do Kỹ sư Nguyễn Ngọc Dương phụ trách. Ao nuôi có diện tích 8000m2 , thả 150.000 con tôm giống P15. Sau khi nuôi tôm được 45 ngày thả 400 con cá rôphi kích cỡ 67con/kg vào ao nuôi tôm sú ( cá rôphi được sinh sản tại chỗ nên không phải trải qua quá trình thuần hóa độ mặn). Quá trình chăm sóc diễn ra bình thường, khẩu phần ăn chỉ tính cho tôm sú theo lượng quy định. Sau 110 ngày nuôi thu được 1,2 tấn tôm và 250 kg cá rôphi. Lãi 25 triệu đồng.
Nhận xét chung của những người thực hiện mô hình và ý kiến của những hộ dân xung quanh các điểm trình diễn thì nuôi kết hợp tôm sú-cá rophi với hình thức nào thì màu nước của ao nuôi luôn được duy trì ổn định, kể cả khi thay nước với khối lượng lớn thì chỉ 1-2 ngày sau màu tảo lại trở lại bình thường là màu xanh mà không cần bất cứ một biện pháp nào để gây màu lại, trong khi đó những ao không thả cá rôphi vẫn thỉnh thoảng mất màu và quá trình gây màu lại vẫn gặp khó khăn ( có khi phải 6-7 ngày nước ao mới có màu trở lại). Nuôi tôm là nuôi nước, điều đó được thể hiện cụ thể qua quá trình duy trì màu nước và độ trong, những yếu tố này ổn định sẽ giúp cho các yếu tố khác như pH, các khí độc như NH3, H2S..duy trì ở mức độ không gây hại cho tôm, có nghĩa là không gây stress cho tôm như vậy tôm sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, tôm khỏe không bị các loại bệnh thông thường như mòn phụ bộ, đen mang...
Song song với các mô hình của Sở Thủy sản Nghệ An xây dựng thì Trường Đại học Vinh cũng triển khai đề tài nuôi xen cá rôphi, hàu cửa sông với tôm sú, bước đầu đã so sánh tốc độ sinh trưởng của tôm sú, cá rôphi, hàu trong ao nuôi kết hợp với ao đối chứng hay so sánh sự biến động một số yếu tô môi trường...
Mặc dầu chưa đánh giá được tác động của cá rôphi trong việc hạn chế bệnh đốm trắng nhưng những kết quả thu được đã chứng minh tính hiệu quả của mô hình. Trong thời gian tới, Sở Thủy sản nghệ An sẽ tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình này và thử nghiệm thả cá rôphi trong ao tôm đã bị nhiễm bệnh đốm trắng để đánh giá hết vai trò của cá rôphi trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.