Một số bệnh ong nội và phương pháp phòng trị
Được đăng : 13-12-2016 13:51:08
a. Bệnh của ong trưởng thành :Do một loại bảo tử trùng gây nên (Nosema apis). Bệnh này hay xảy ra vào thời kỳ rét đậm, mưa nhiều, độ ẩm cao.Triệu chứng : • Ong trưởng thành ỉa lung tung vào các cửa sổ, vách thùng. • Đàn ong chết nhiều, thưa quân, mật ít. • Có một số ong bụng trướng lên, sã cánh bò trước cửa tổ.Phương pháp điều trị : • Luôn giữ cho đàn ong mạnh, đủ thức ăn. • Khi phát hiện thấy đàn ong bị bệnh thì thay thùng, loại bớt cầu xấu cũ. • Cho ong ăn thuốc Fumagillin với liều lượng 100 mg/40 cầu/1 tối, pha với 3 lít nước đường, cho ăn trong 10 ngày. • Nếu không có thuốc Fumagillin có thể cho ăn sirô pha nước gừng tươi (9 - 10g gừng tươi/1 lít sirô cho 10 cầu/1tối). b. Bệnh của ấu trùng ong :Thường có 2 bệnh gây nên hiện tượng thối ấu trùng, đó là bệnh ấu trùng Châu Âu và..
a. Bệnh của ong trưởng thành :
Do một loại bảo tử trùng gây nên (Nosema apis). Bệnh này hay xảy ra vào thời kỳ rét đậm, mưa nhiều, độ ẩm cao.
Triệu chứng :
• Ong trưởng thành ỉa lung tung vào các cửa sổ, vách thùng.
• Đàn ong chết nhiều, thưa quân, mật ít.
• Có một số ong bụng trướng lên, sã cánh bò trước cửa tổ.
Phương pháp điều trị :
• Luôn giữ cho đàn ong mạnh, đủ thức ăn.
• Khi phát hiện thấy đàn ong bị bệnh thì thay thùng, loại bớt cầu xấu cũ.
• Cho ong ăn thuốc Fumagillin với liều lượng 100 mg/40 cầu/1 tối, pha với 3 lít nước đường, cho ăn trong 10 ngày.
• Nếu không có thuốc Fumagillin có thể cho ăn sirô pha nước gừng tươi (9 - 10g gừng tươi/1 lít sirô cho 10 cầu/1tối).
b. Bệnh của ấu trùng ong :
Thường có 2 bệnh gây nên hiện tượng thối ấu trùng, đó là bệnh ấu trùng Châu Âu và bệnh thối ấu trùng túi. Cần phải phân biệt rõ 2 bệnh này thì mới có biện pháp điều trị hiệu qủa.
1. Bệnh thối ấu trùng Châu Âu :
• Bệnh do vi khuẩn Melissococus pluton gây nên. ấu trùng mắc bệnh ở tuổi 3 - 5, khi chết có mùi chua.
• Ấu trùng bị bệnh chuyển từ màu trắng ngà sang trắng đục, sau thối nhũn xẹp xuống, quan sát lỗ tổ thấy vít nắp lỗ chỗ.
• Bệnh lây lan do khi kiểm tra đàn ong, dùng dụng cụ, ong ăn cướp mật, do di chuyển và mua bán đàn ong.
Điều trị :
- Bằng phương pháp cho ăn :
+ Streptomycin 1 lọ/10 cầu ; Kanamycin 0,5g/đàn, cho ăn liền 3 tối. Sau 1tuần không khỏi cho ăn tiếp 3 tối nữa.
+ Lưu ý : Trước khi cho ăn nên loại bớt cầu bị bệnh nặng để nuôi ong bám đông trên cầu còn lại.
• Bằng phương pháp phun thuốc trực tiếp :
+ Sử dụng 2 loại thuốc trên nhưng liều lượng gấp đôi, pha với nước sôi để nguội hoặc với nước đường loãng.
+ Dùng bình phun có hạt loại nhỏ phun lên 2 mặt cầu ong. Cách 1 ngày phun 1 lần, phun làm 3 lần.
2. Bệnh ấu trùng túi Sacbrood (do virut gây nên).
Triệu chứng :
Phần lớn ấu trùng chết ở giai đoạn cuối vít nắp hoặc thời kỳ tiền nhộng (ấu trùng tuổi lớn) có nhiều ấu trùng nhọn đầu nhô lên miệng lỗ tổ.
Phía đuôi ấu trùng hình thành túi nước có màu trong suốt hoặc vàng nhạt, ấu trùng chết không có mùi.
Điều trị :
Thay chúa của đàn bị bệnh bằng chúa tơ hoặc mũ chúa được tạo ra từ những đàn không bị bệnh hoặc nhốt chúa đẻ 7 - 8 ngày, đồng thời loại bớt cầu bệnh.
Cho ăn nước đường 3 - 4 tối hoặc di chuyển ong đến vùng có nhiều mật, phấn dồi dào để kích thích ong đi làm vệ sinh và dọn sạch các ấu trùng bệnh.
Tuy nhiên, cần phải hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh ong vì gây nên hiện tượng tồn dư chất kháng sinh trong mật ong. Muốn khắc phục được tình trạng trên, nên đầu tư vào công tác giống để nhanh chóng tạo ra giống ong có sức đề kháng bệnh cao, hoặc tổ chức các đàn ong khỏe trước mùa khai thác... Trong trường hợp đàn ong bị bệnh, nên tiến hành điều trị triệt để và phải chấm dứt việc dùng thuốc kháng sinh trước mùa khai thác mật từ 30 - 40 ngày.