Một số bệnh thường gặp ở trâu, bò trong vụ xuân hè
Được đăng : 13-12-2016 13:47:28
Cuối xuân sang hè, thời tiết ẩm là điều kiện thuận lợi cho một số vi rút, vi khuẩn có hại tồn tại, phát triển, lây nhiễm và gây bệnh cho trâu, bò cày kéo và sinh sản. Một số bệnh thường gặp ở trâu, bò trong vụ xuân hè đó là:1. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Bệnh xảy ra ở hầu hết các vùng sinh thái: Từ miền núi, trung du đến đồng bằng vào cuối mùa xuân đến mùa hè ở các tỉnh phía Bắc. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn tụ huyết trùng có nhiều typ khác nhau gây bệnh cho tất cả các loài gia súc và gia cầm. Trâu, bò nhiễm vi khuẩn do tiếp xúc giữa trâu, bò bệnh và trâu, bò khỏe, do ăn phải rơm cỏ hoặc nước uống có vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa của trâu, bò phát triển nhanh trong hệ thống hạch lâm ba, rồi vào máu và gây bệnh cho trâu, bò.Thời gian ủ bệnh (nghĩa là từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi trâu, bò có triệu chứng bệnh đầu tiên) từ 12 giờ đến 48 giờ. Trâu, bò thường phát bệnh rất nhanh, thường mệt nhọc, rồi đột ngột sốt cao từ 400C - 420C, nằm bệt một chỗ, thở rất khó khăn, chảy dịch mũi và nước dãi.Dùng phác đồ sau đây để điều trị trâu bò bệnh:- Thuốc điều trị: Streptomycin: Loại bột tiêm 1g/lọ; dùng liều 20mg/kg trọng lượng trâu, bò. Thí dụ: Điều trị cho một trâu nặng 300kg phải dùng 6 lọ Streptomycin 1g. Thuốc pha với nước cất, chia làm 2-3 lần tiêm trong ngày. Sulfathiazone hoặc Sulfamerazine dùng liều 20 - 25mg cho 1kg thể trọng. Loại thuốc này đã pha thành dung dịch tiêm..
Cuối xuân sang hè, thời tiết ẩm là điều kiện thuận lợi cho một số vi rút, vi khuẩn có hại tồn tại, phát triển, lây nhiễm và gây bệnh cho trâu, bò cày kéo và sinh sản. Một số bệnh thường gặp ở trâu, bò trong vụ xuân hè đó là:
1. Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò Bệnh xảy ra ở hầu hết các vùng sinh thái: Từ miền núi, trung du đến đồng bằng vào cuối mùa xuân đến mùa hè ở các tỉnh phía Bắc. Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn tụ huyết trùng có nhiều typ khác nhau gây bệnh cho tất cả các loài gia súc và gia cầm. Trâu, bò nhiễm vi khuẩn do tiếp xúc giữa trâu, bò bệnh và trâu, bò khỏe, do ăn phải rơm cỏ hoặc nước uống có vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa của trâu, bò phát triển nhanh trong hệ thống hạch lâm ba, rồi vào máu và gây bệnh cho trâu, bò.
Thời gian ủ bệnh (nghĩa là từ khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi trâu, bò có triệu chứng bệnh đầu tiên) từ 12 giờ đến 48 giờ. Trâu, bò thường phát bệnh rất nhanh, thường mệt nhọc, rồi đột ngột sốt cao từ 400C - 420C, nằm bệt một chỗ, thở rất khó khăn, chảy dịch mũi và nước dãi.
Dùng phác đồ sau đây để điều trị trâu bò bệnh:
- Thuốc điều trị: Streptomycin: Loại bột tiêm 1g/lọ; dùng liều 20mg/kg trọng lượng trâu, bò. Thí dụ: Điều trị cho một trâu nặng 300kg phải dùng 6 lọ Streptomycin 1g. Thuốc pha với nước cất, chia làm 2-3 lần tiêm trong ngày. Sulfathiazone hoặc Sulfamerazine dùng liều 20 - 25mg cho 1kg thể trọng. Loại thuốc này đã pha thành dung dịch tiêm bán ở các cửa hàng thuốc thú y. Nếu không có thuốc tiêm, cho súc vật bệnh uống loại viên, nhưng liều phải tăng 30-35mg/kg thể trọng, cho uống làm 2 lần. Thuốc trợ sức và trợ tim mạnh: Tiêm kết hợp caphein và các Vitamin B1, C theo liều chỉ định. Cần truyền dung dịch nước muối sinh lý và nước đường đẳng trương cho súc vật bệnh: 1-2 lít/1 trâu bò/ngày khi chúng không ăn được.
2. Bệnh ỉa chảy của bê, nghé non Bệnh thường xảy ra nhiều khi mưa phùn ẩm ướt, rơm cỏ và nguồn nước bị nhiễm bẩn. Bê, nghé non bị bệnh nhiều hơn trâu, bò trưởng thành. Tác nhân gây bệnh: Do bê, nghé bị nhiễm vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn đại tràng E.coly và các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa khác qua thức ăn, nước uống bị ô nhiễm. Thời gian ủ bệnh của súc vật từ 1-3 ngày. Bê, nghé sốt nhẹ giai đoạn đầu 39-400C, sau đó, mệt mỏi, ăn kém, uống nước nhiều và ỉa phân lỏng có mầu xám vàng hoặc xám xanh và mùi tanh khó chịu. Các trường hợp bị bệnh nặng, bê, nghé ỉa nhiều lần trong ngày, phân toàn nước, đôi khi có máu và niêm mạc ruột lầy nhầy, mất nước, mất muối trong cơ thể và chết do kiệt sức. Tỷ lệ bê, nghé chết từ 30-40% nếu không được điều trị kịp thời. Cần phát hiện sớm súc vật bệnh và điều trị bằng một trong hai phác đồ sau đây:
- Phác đồ 1: Thuốc điều trị bệnh: Dùng phối hợp Kanamycine dạng bột 1g/lọ theo liều 20mg/kg thể trọng, pha nước cất tiêm cho bê, nghé; liều tiêm chia 2 lần trong ngày, phối hợp với Biseptone dạng viên 0,48g/viên theo liều 30mg/kg thể trọng, pha nước cho bê, nghé uống, chia 2 lần cho uống trong ngày. Thuốc chữa triệu chứng: Tiêm Atropin theo liều: 1ml/15-20kg thể trọng bê, nghé để giảm co thắt ruột và giảm ỉa chảy. Có thể kết hợp cho uống lá ổi, lá phèn đen, ngày 1-2 lần. Lá ổi, lá phèn đen khoảng 300g + 1lít nước đun sôi, gạn lấy 0,5 lít cho bê, nghé uống 2 lần, mỗi lần 0,2-0,25 lít. Thuốc trợ sức và trợ tim mạch: Trợ tim mạch dùng caphêin hoặc long não nước, kết hợp với vitamin B1, C tiêm cho bê, nghé. Các trường hợp bị nặng cần truyền dung dịch nước đường đẳng trương hoặc nước sinh lý 9‰ vào tĩnh mạch cho bê, nghé theo liều 0,5-0,8 lít/bê, nghé.
- Phác đồ 2: Thuốc điều trị bệnh: Dùng Chloram phenicol dạng bột hoặc dạng đã pha thành dung dịch cho bê, nghé theo liều 20mg/kg thể trọng để tiêm và liều 35mg/kg thể trọng cho uống, chia liều trên làm 2 lần trong ngày; phối hợp với Biseptone như phác đồ 1. Thuốc chữa triệu chứng và thuốc trợ sức, trợ tim mạch: Dùng như phác đồ 1. Điều trị cho bê, nghé liên tục 3-4 ngày đến khi khỏi bệnh. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là: Đảm bảo cho bê, nghé ăn thức ăn sạch, uống nước sạch, thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi chống ô nhiễm.
3. Bệnh giun đũa ở bê, nghé Bệnh thường xảy ra vào thời kỳ trâu, bò cái sinh sản, số bê, nghé tăng nhanh vào mùa xuân và đầu mùa hè. Bệnh thường chỉ thấy ở bê, nghé ở lứa tuổi từ 1-3 tháng. Bê, nghé nhiễm giun thể hiện triệu chứng đặc trưng: ỉa lỏng, phân trắng, có mùi tanh khắm. Do giun đũa chiếm đoạt chất dinh dưỡng và tiết độc tố vào máu, nên bê, nghé gầy yếu, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy phân trắng rất nặng, thường chết do kiệt sức với tỷ lệ 30-40% số nghé bệnh.
Điều trị bằng một trong 2 loại thuốc đặc hiệu sau:
- Adipinat piperazin: Cho bê, nghé với liều 0,25g cho 1kg thể trọng bê, nghé, cho bê, nghé uống 1 lần. Thuốc có hiệu lức tẩy sạch 90-100% giun đũa ký sinh.
- Mebenvet: Cho bê, nghé uống với liều 0,10-0,15g cho 1kg thể trọng, cho bê, nghé uống 1 liều; hiệu lực tẩy sạch 90-100% giun đũa ký sinh. Kết hợp với dùng thuốc tẩy, cho bê, nghé uống thuốc điều trị ỉa chảy do nhiễm khuẩn kết hợp thuốc thường dùng Biseptone: 0,48g/viên, dùng theo liều 30mg/kg thể trọng bê, nghé. Biện pháp phòng bệnh được thực hiện chủ yếu là: Dùng 1 trong 2 hóa dược trên tẩy dự phòng cho bê, nghé 2 lần vào thời điểm: 16 ngày và 30 ngày tuổi, để diệt ấu trùng giun đũa ngay từ khi chưa phát triển thành giun trưởng thành và bê, nghé chưa ỉa chảy phân trắng. Kết hợp sử dụng thuốc cần thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi và ủ phân diệt trứng giun đũa.