Một số phương pháp nuôi cá cảnh
Được đăng : 13-12-2016 13:49:10
Việt Nam nằm trong khu vực cùng với Châu Phi, Nam Mỹ là những vùng có khí hậu nhiệt đới, rất thuận lợi cho việc nuôi và phát triển cá cảnh. Với lợi thế về mặt địa lý nhiều sông, ngòi, kênh, rạch, nơi đây cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú, rẻ cho nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh. Hình thành nghề nuôi từ trước những năm 1940, với bề dày lịch sử phát triển khá dài so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Tưởng chừng với những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, khí hậu và bề dày phát triển như thế, nghề nuôi cá cảnh của chúng ta đã có những bước tiến dài, bằng hoặc hơn tầm ít nhất là các nước trong cùng khu vực. Nhưng, nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh đến thời điểm hiện nay vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Riêng về phần kỹ thuật nuôi, tuy nghệ nhân trong nghề khá nhiều, nhưng do đặc thù truyền nghề theo kiểu “cha truyền con nối ”nên cho đến nay nghề nuôi vẫn còn những hạn chế rất lớn. Nhiều loại cá hiện nay, được nhập về nuôi rất thành công, trong số đó có những loài chúng ta đã chủ động sinh sản, gây giống tại chỗ, chủ động về thị trường.Như vậy, những khó..
Việt Nam nằm trong khu vực cùng với Châu Phi, Nam Mỹ là những vùng có khí hậu nhiệt đới, rất thuận lợi cho việc nuôi và phát triển cá cảnh. Với lợi thế về mặt địa lý nhiều sông, ngòi, kênh, rạch, nơi đây cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, phong phú, rẻ cho nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh. Hình thành nghề nuôi từ trước những năm 1940, với bề dày lịch sử phát triển khá dài so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Tưởng chừng với những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, khí hậu và bề dày phát triển như thế, nghề nuôi cá cảnh của chúng ta đã có những bước tiến dài, bằng hoặc hơn tầm ít nhất là các nước trong cùng khu vực. Nhưng, nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh đến thời điểm hiện nay vẫn còn rất manh mún, nhỏ lẻ. Riêng về phần kỹ thuật nuôi, tuy nghệ nhân trong nghề khá nhiều, nhưng do đặc thù truyền nghề theo kiểu “cha truyền con nối ”nên cho đến nay nghề nuôi vẫn còn những hạn chế rất lớn. Nhiều loại cá hiện nay, được nhập về nuôi rất thành công, trong số đó có những loài chúng ta đã chủ động sinh sản, gây giống tại chỗ, chủ động về thị trường.
Như vậy, những khó khăn được xem là hạn chế rất lớn về mặt kỹ thuật đối với người nuôi cá cảnh hiện nay? Trước hết là nguồn nước, tuy cá cảnh có thể sống và phát triển trong nhiều nguồn nước khác nhau như nước sông, nước giếng, nước máy, nước mưa, nhưng hầu như chưa có mô hình nào quan tâm đến các yếu tố môi trường của từng nguồn nước. Các thông số như độ phèn (PH), hàm lượng oxy (O2), độ cứng (CaCO3), độ kềm (Alkalinity), hàm lượng các khí như Amoniac (NH3), Sulfide-hydrogen (H2S), Nitrite (NO2), hệ đệm Bicarbonac (CO32-,HCO32- )… và
giải quyết chúng theo hướng chủ động. Nên trong
quá trình nuôi, khi hệ đệm, độ cứng, độ kềm bất ổn, hàm lượng Acid (H+) tăng cao, hoặc giảm thấp làm cho hàm lượng PH, OH- cũng biến động lớn theo chiều tăng cao hoặc giảm thấp, gây sốc cho cá nuôi.
Vấn đề thứ 2 đó là nguồn giống, hầu hết các loài cá cảnh hiện nay có mặt tại Việt Nam đều được lai tạo hạn hẹp tại nhà, phạm vi nhỏ, chưa có sự trao đổi qua lại, bị động trong việc cải thiện nguồn gốc và chất lượng giống. Vấn đề lai gần, tạp giao rất thường xảy ra, làm phát sinh hiện tượng trùng huyết, đồng huyết, dẫn đến thế hệ con bị dị hình, dị tật, quái thai, màu sắc xấu, tốn nhiều thức ăn nhưng chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi. Cá luôn có hiện tượng phân đàn rất lớn, sức đề kháng kém, kiểu dáng mất dần vẻ đặc sắc. Mặc dù hiện tại, nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh tại TP có những thuận lợi về mặt chủ động các nguồn thức ăn, nhưng các mô hình nuôi cá cảnh hiện nay vẫn cho cá ăn theo kiểu ước chừng, chưa quan tâm đến chất, lượng, thành phần, loại, của thức ăn, chưa quan tâm đến các yếu tố như môi trường nước, thời điểm cho ăn, tuổi cá, thời gian nuôi, thời tiết- khi hậu, tình trạng và sức khỏe cá nuôi, đặc tính sinh học của từng loài cá… Hầu hết các nguồn thức ăn hiện nay dùng cho cá cảnh, được khai thác ngoài thiên nhiên, nơi có hàm lượng chất hữu cơ phân hủy rất cao, môi trường ô nhiễm, mầm mống truyền và gây bệnh rất lớn. Những bước xử lí đồng bộ các nguồn thức ăn này, từ người nuôi cá cảnh hầu như chưa được quan tâm, nên khả năng xuất hiện những vùng dịch bệnh là rất lớn. Mặt khác, do chất lượng và nguồn gốc giống không thể kiểm soát, lần lượt các thế hệ được sinh ra theo phương pháp lai gần, cùng với công tác chăm sóc, quản lý không hợp lý như không xử lý kỹ nguồn nước trước khi nuôi, không chủ động thời gian chuẩn bị hồ bể nuôi cá, dùng các loại thức ăn cho cá không phù hợp ở từng giai đoạn tuổi, cho ăn dư thừa, chế độ thay nước không hợp lý, quản lý cường độ chiếu sáng, các thủy thực vật và nền đáy hồ nuôi không tốt, để quá trình phân hủy hữu cơ sảy ra, phát sinh nhiều khí độc như Amoniac,NH3,NO2, H2S, rong, rêu, tảo độc, tảo sợi, màng nhầy, chiếm dụng nhiều oxy trong nước dùng để xúc tác các phản ứng phân hủy hữu cơ.