Nhãn (Euphoria Longana) 

Được đăng : 13-12-2016 12:32:34
Cây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễ trồng thích ứng rộng. Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao, quả nhãn dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn... Hoa nhãn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao. Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây nhãn cần phải có những biện pháp chăm sóc thích hợp để nhãn cho năng suất cao và chất lượng tốt. Hàng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho cây nhãn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sở sau:- Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây; - Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng; - Mục đích sử dụng phân bón.Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Số cành xuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vì vậy cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chế độ chăm bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tuỳ tuổi cây. THÔNG SỐ KỸ THUẬT1. Nguồn gốc:--------------------------------------------------------------------------------Là giống địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu, do Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Long Định tuyển chọn. Được công nhận năm 1997.2. Những..

Cây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễ trồng thích ứng rộng. Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất cao, quả nhãn dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị thuốc quý trong đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như chè long nhãn... Hoa nhãn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất lượng cao. Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây nhãn cần phải có những biện pháp chăm sóc thích hợp để nhãn cho năng suất cao và chất lượng tốt. Hàng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho cây nhãn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sở sau:
- Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây; - Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng; - Mục đích sử dụng phân bón.
Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc nhưng cây ra hoa cho quả chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Số cành xuân vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vì vậy cần tác động kỹ thuật để cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội cho năng suất cao và hạn chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chế độ chăm bón khác nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tuỳ tuổi cây.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
1. Nguồn gốc:
--------------------------------------------------------------------------------
Là giống địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu, do Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả Long Định tuyển chọn. Được công nhận năm 1997.
2. Những đặc tính chủ yếu:
--------------------------------------------------------------------------------
Thời gian thu họach từ tháng 6-8
Cây có tán tròn, phân cành đều, lá hình trứng, đuôi lá bầu tròn, phiến lá hơi vặn. Quả hình xuồng, màu vàng da bò khi chín. Khối lượng quả bình quân 17,8 gram, thịt khô ráo, dòn, dầy, có màu hơi vàng, độ brix: 21,5%, hương vị ngọt, rất ngon, năng suất 800 kg/cây/năm.
3. Vùng trồng:
--------------------------------------------------------------------------------
Vùng trồng phổ biến ở Vũng Tàu, Tiềng Giang, Vĩnh Long.
4. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế:
--------------------------------------------------------------------------------
Nhãn là một trong các loại quả quý có giá trị xuất khẩu ở vùng á nhiệt đới. Cây nhãn có bộ tán đẹp, có thể làm cây bóng mát, cây cảnh và cây phòng hộ chóng xói mòn. Nhãn là cây nguồn mật quan trọng.
Quả nhãn chủ yếu dùng ăn tươi, chế biến đồ hợp, làm long nhãn để xuất khẩu. Nhãn sấy khô (long nhãn) làm thuốc bổ, thuốc an thần.
Trong 100g cùi nhãn ăn được cho 57 kcal, 0,9g protein, 11g gluxit, 58mg vitamin C, 196,5 mg vitamin K và các loại vitamin B1, B2, PP…
5. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
--------------------------------------------------------------------------------
- Khí hậu:
Nhãn chịu nóng và chịu rét nên các tỉnh miền Nam hay miền Bắc đều trồng được.
Nhiệt độ bình quân hàng năm 21-27oC; mùa ra hoa yêu cầu nhiệt độ cao hơn 25-32oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1300-1600mm.
- Ánh sáng: cần đủ ánh sáng và độ thoáng.
- Các giống nhãn: Những giống phổ biến ở miền Bắc nước ta là Nhãn Hương Chi, nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn thóc. Trong đó nhãn lồng, nhãn đường phèn là giống nhãn ngon và quý ở nước ta; Ở miền Nam có các giống nhãn tiêu da bò (nhãn tiêu Huế), nhãn xuồng cơm vàng, nhãn tiêu lá bầu được người tiêu dùng rất ưu chuộng.
6. Nhân giống
--------------------------------------------------------------------------------
- Gieo hạt: là phương pháp khá thông dụng trước đây ở các vùng trồng nhãn vì dễ làm, có nhiều cây con để trồng, cây gieo hạt chậm ra hoa kết quả (4-5 năm) lại có biến dị lớn, cây con không giữ được các đặc tính tốt ban đầu của cây mẹ nên hiện nay phương pháp này chỉ dùng làm cây gốc ghép để ghép nhãn.
- Chiếc cành. Để nhãn dễ ra rể có thể dùng các chất kích thích sinh trưởng như 2,4D nồng độ 20-40ppm hoặc NAA 1.000ppm nhào với đất khi bó bầu, Thời vụ chiết tốt nhất là tháng 5-6
- Ghép cây: cây nhãn gieo bằng hạt, giống nhãn nước. Sau khi gieo 8-12 tháng, chiều cao cây đạt 60-80cm, đường kính thân hạt đạt 0,6-0,8 cm là có thể bắt đầu ghép được. Thời vụ ghép: vụ xuân tháng 3-4 và vụ thu tháng 9-10; Phương pháp ghép: ghép cửa sổ, ghép mắt nhỏ có gỗ (ghép mắt), ghép thân, ghép chẻ bên.
Thao tác khi ghép phải nhanh, ghép xong buộc chặt không cho nước ngấm vào. Để một tháng sau khi ghép mắt ghép tươi tốt mới cắt ngọn gốc ghép: ghép chẻ bên thì cắt ngọn từ đầu, chỉ để lại một số lá ở dưới gốc, quấn chặt dây nilông mỏng cả đoạn cành ở phía trên.
Ươm cây trong vườn ươm cho đến vụ xuân sang năm mới đem trồng
7. Trồng cây:
--------------------------------------------------------------------------------
* Thời vụ trồng:
- Miền Bắc vụ xuân tháng 2-3 là tốt nhất, vụ thu tháng 8-10
- Miền Nam trồng vào đầu hoặc cuối mùa mưa.
* Đào hố:
- Đất đồng bằng rộng 70-80 cm, sâu 30-50cm;
- Đất đồi nên đào sâu hơn (80-100cm)
Bón lót mỗi hố 20-30kg phân chuồng + 0,5 - 1 kg lân + 0,5 kg kali + 1 kg vôi bột trộn đều với đất bột, lấp bằng mặt hố.
- Khoảng cách cây: 7* 8m, 8*8m hoặc 9*9m
- Cách trồng: đặt bầu vào giữa hố, lấp đất nhỏ kín mặt bầu, lèn chặt cho cây khỏi bị lung lay.
8. Chăm sóc:
--------------------------------------------------------------------------------
- Tưới nước giữ ẩm, kết hợp với tưới nước phân ngâm ủ pha theo tỷ lệ 1/10:1/3
- Tạo hình cho tán cây mọc đều và cân đối.
- Tùy theo độ lớn của cây mà bón phân bổ sung: 1kg phân đạm + 0,5kg lân + 1kg kali - Hai lần bón phân quan trọng là trước lúc ra hoa (vào đầu tháng 2) và sau khi thu hoạch (vào tháng 8-9). Ngoài ra còn đợt bón thúc cho quả vào nữa cuối tháng 6.
- Bón bổ sung phân chuồng 2 năm 1 lần, mổi lần 50-100 kg sau khi thu hoạch quả.
- Tỉa hoa, tỉa quả: năm được mùa trên cây có nhiều chùm hoa, cần tỉa bớt 20-30% số chùm trên cây để cây có đủ dinh dưỡng nuôi quả. Trên chùm quả cũng vậy nên tỉa bớt một số quả kẹ, quả mọc chen chúc, quả bị sâu bệnh. chỉ để lại khoảng 40-50 quả/chùm là vừa.
9. Phòng trừ sâu bệnh:
--------------------------------------------------------------------------------
Chú ý phòng bọ xít, xén tóc. Phòng chống dơi bằng cách chăng lưới hoặc rọ tre bọc quả.
Đáng chú ý là bệnh mốc sương và sương mai. Khi cây bắt đầu ra gió hoa (tháng 12-2) khí hậu miền bắc ẩm lạnh bệnh mốc sương và sương mai phát triển và gây hại nặng cho các chùm hoa, lá và quả non ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả. Bệnh dễ phát sinh thành dịch.
Cách phòng trừ:
- Vệ sinh vườn nhãn, cắt tỉa thông thoáng vào mùa đông.
- Dùng Boóđô (1%), Ridomil MZ (0,2%), Score (0,05%), Anvil (0,2%) để phun, Phun 2 lần. Lần thứ nhất khi cây ra giò, lần 2 khi giò hoa nở 5-7 ngày.
10. Thu hoạch
--------------------------------------------------------------------------------
Nhãn ra hoa vào tháng 3-4 thu hoạch quả vào tháng 7-8. Nên thu hoạch quả vào sáng sớm hay chiều mát.