Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp ghép
Được đăng : 13-12-2016 12:37:09
Ghép là phương pháp nhân giống chủ yếu của hoa hồng ở Việt Nam hiện nay. So với cắm cành và nuôi cấy mô thì giá thành thấp hơn, hệ số nhân cao hơn, ít tốn kém vật liệu. quan trọng hơn là có rất nhiều giống hoa hồng có khả năng sinh rễ bất định kém, căm cành khó sống, hơn nữa phần lớn các giống hoa hồng rễ phát triển yếu, sức hút nước kém, kháng bệnh yếu. Khi cắt hoa liên tục rễ không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhưng tầm xuân là cây có bộ rễ phát triển, sức hút lớn, khả năng chống bệnh mạng, sau khi ghép sẽ nâng cao được sản lượng và chất lượng hoa.Chọn gốc ghépBộ tầm xuân có 150 giống, chủ yếu nguyên sản ở vùng Á nhiệt đói, bắc bán cầu. Ở Việt Nam có trên 10 giống. Hiện nay đa số hoa hồng đều là sản phâm tạp giao với tầm xuân nên không có tầm thuần chủng. Vì vậy có thể dùng dùng bất kí loài nào làm gốc ghép cũng được. Nhưng một gốc ghép tốt cần có các đặc tính sau:tiếp hợp tốt, tuổi thọ cây giống dài, rễ phát triển tốt, sức hút lớn, chống đổ tốt, sản lượng và chất lượng hoa cao, dễ trồng, dễ ghép. Gốc ghép chủ yếu được dùng hiện nay đều được chọn từ 3 loại: Cầu tầm xuân, nguyệt quý hoa và tầm xuân nhiều hoa.Tiêu chuẩn gốc ghépKhả năng tiếp hợp tốt, sinh trưởng mạnh và khả năng nhân giống cao, không ảnh hưởng tới sản lượng hoa, không làm thay đổi đến chất lượng hoa, có khả năng kháng nhiều loại bệnh, dễ dàng và thuận lợi cho thao tác ghép, quan hệ giữa gốc ghép và cành ghépQuan hệ giữa gốc ghép và cành ghép.Các kết quả nghiên cứu ban đầu cho biết sức sốn của gốc ghép ảnh hưởng tói cành ghép. Tác dụng chủ yếu của gốc ghép là ảnh hưởng đến sự nảy mầm của cành ghép hoặc sự sinh trưởng ở giai đoạn đầu, ngoài ra còn có thể phá vỡ sự ngủ nghỉ của mầm nách thân ghép và..
Ghép là phương pháp nhân giống chủ yếu của hoa hồng ở Việt Nam hiện nay. So với cắm cành và nuôi cấy mô thì giá thành thấp hơn, hệ số nhân cao hơn, ít tốn kém vật liệu. quan trọng hơn là có rất nhiều giống hoa hồng có khả năng sinh rễ bất định kém, căm cành khó sống, hơn nữa phần lớn các giống hoa hồng rễ phát triển yếu, sức hút nước kém, kháng bệnh yếu. Khi cắt hoa liên tục rễ không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhưng tầm xuân là cây có bộ rễ phát triển, sức hút lớn, khả năng chống bệnh mạng, sau khi ghép sẽ nâng cao được sản lượng và chất lượng hoa.
Chọn gốc ghép
Bộ tầm xuân có 150 giống, chủ yếu nguyên sản ở vùng Á nhiệt đói, bắc bán cầu. Ở Việt Nam có trên 10 giống. Hiện nay đa số hoa hồng đều là sản phâm tạp giao với tầm xuân nên không có tầm thuần chủng. Vì vậy có thể dùng dùng bất kí loài nào làm gốc ghép cũng được. Nhưng một gốc ghép tốt cần có các đặc tính sau:tiếp hợp tốt, tuổi thọ cây giống dài, rễ phát triển tốt, sức hút lớn, chống đổ tốt, sản lượng và chất lượng hoa cao, dễ trồng, dễ ghép. Gốc ghép chủ yếu được dùng hiện nay đều được chọn từ 3 loại: Cầu tầm xuân, nguyệt quý hoa và tầm xuân nhiều hoa.
Tiêu chuẩn gốc ghép
Khả năng tiếp hợp tốt, sinh trưởng mạnh và khả năng nhân giống cao, không ảnh hưởng tới sản lượng hoa, không làm thay đổi đến chất lượng hoa, có khả năng kháng nhiều loại bệnh, dễ dàng và thuận lợi cho thao tác ghép, quan hệ giữa gốc ghép và cành ghép
Quan hệ giữa gốc ghép và cành ghép.
Các kết quả nghiên cứu ban đầu cho biết sức sốn của gốc ghép ảnh hưởng tói cành ghép. Tác dụng chủ yếu của gốc ghép là ảnh hưởng đến sự nảy mầm của cành ghép hoặc sự sinh trưởng ở giai đoạn đầu, ngoài ra còn có thể phá vỡ sự ngủ nghỉ của mầm nách thân ghép và ảnh hưởng tới sự sinh ra cành mùa khác. Ngược lại cành ghép cũng ảnh hưởng tới sự phát triển rễ của gốc ghép. Ngoài ra phương pháp ghép trên cành ghép còn tồn tại vấn đề tiếp hợp, vấn đề nảy mầm dễ hay khó tốn công.
Kỹ thuật ghép
a.Ghép mắt
Ghép mắt là dùng một mắt để sản xuất một cây giống, hệ số nhân giống cao, tiếp hợp tốt. Đây là phương pháp thường dùng nhất hiện nay.
Chọn mắt ghép
Chọn mắt ghép tốt là bước đầu tiên để có cây giống tốt. Chọn cành đã ra hoa, dùng mắt ở đoạn giữ làm mắt ghép. Những mắt ghép gần gốc cành hình thành ở gia đoạn phát dục sớm của cành, khi đó cành còn non, quang hợp yếu, chất dinh dưỡng ít, mầm phát triển kém, sau khi ghép cây ghép sẽ yếu. Các mắt gần ngọn cành ra đời sau khi cành đã phân hóa hoa thường không to mập, tương tầng chưa ổn định, tỷ lệ sống thấp.
Sau khi cắt cành ghép, cát bỏ gai, cắt bỏ lá và giữ lại cuống lá, ngâm ngay vào nước sạch không được để cạn nước. Tôt nhất là cắt xuống ghép ngay không để lâu. Ở nhiệt độ 50C đảm bảo đủ ẩm có thể để được 1-2 tuần.
Chuẩn bị gốc ghép
Gốc ghép có thể là cây thực sinh hoặc cắm cành, khi đạt độ lớn nhất định có thể ghép.
Công cụ ghép
Dùng dao ghép thật sắc, cắt một lần tạo vết cắt trơn, nhẵn phẳng để tiếp hợp được nhanh. Dao cắt phải sạch, dây buộc phải mềm, có độ đàn hồi nhất định.
Phương pháp và kỹ thuật ghép
Gồm bóc vỏ và không bóc vỏ, mắt ghép không dính gỗ, có rất nhiều phương pháp mở miệng vết ghép: chữ T, cửa sổ….
- Phương pháp ghép không bóc vỏ: Tức là không bóc vỏ ở chỗ ghép, chỉ tách một phần gỗ có vỏ vừa với độ lớn của mắt ghép. Mắt ghép cũng dùng dao lách nhẹ ra, mang cả phần gỗ. Có mấy các làm cụ thể như sau:
+ Dán mắt ghép:
Dùng dao mở một miệng hình thuôn ở gốc ghép từ trên xuống có mang một phiến nhỏ gỗ dài 2cm. Sau đó rạch một đường ngang ở vị trí khoảng 1,5cm, bóc vỏ phần gỗ và vỏ ở gốc ghép. Dùng dao cắt mắt ghép thành hình thuôn dài chừng 2cm, mỏng, có mang một phần gỗ, lắp vào miệng ghép trên thân ghép làm sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau. Dùng vỏ còn lại của gốc ghép bao kín, sau đó dùng dây nilông buộc lại.
Phương pháp ghép không cần bóc vỏ của gốc ghép và mắt ghép, thời gian ghép dài, thao tác nhanh. Nhưng giữa gốc ghép và cành ghép còn một phần gỗ, tượng tầng tiếp xúc ít. Vì vậy tiếp hợp không hoàn toàn, miếng ghép không chắc.
Cách ghép dán mới:
Là kết hợp giữa cách ghép cửa sổ và ghép dán. Gốc ghép thì dùng phương pháp ghép dán, còn mắt ghép thì theo phương pháp của sổ:
Ở chỗ ghép của gốc ghép dùng dao cắt một miệng dài 2cm, có dính một phần gỗ, cắt ngang ở dưới miệng ghép 0,5cm, bóc vỏ phần gỗ và vỏ của nửa trên gốc ghép. Phía trên mắt ghép 0,5cm, bóc xuống chừng 0,5cm-1,5cm sâu vào đến gỗ. Sau đó cắt ngang chỗ dưới mắt ghép vào miệng ghép, sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau. Dùng vỏ gốc ghép bao lại và dùng dây nilông buộc.
b. Ghép đoạn cành
Cành ghép là 1 đoạn cành nhỏ, ghép lên gốc ghép chủ yếu bằng phương pháp: ghép nối tiếp, ghép bên, ghép lưỡi… Nhưng sử dụng phương pháp ghép bên tiện lợi hơn cả, cụ thể như sau:
+ Sử dụng cành ghép
Dùng cành ngủ sau khi rụng lá làm cành ghép, mỗi cành ghép có hai mắt là vừa, sau khi cắt cành ngủ, bảo quản lạnh có thể sử dụng được trong thời gian dài.
+ Thao tác ghép
Gốc ghép phải to hơn cành ghép, cắt bỏ gốc ghép ở vị trí định ghép từ mặt ngang. Dùng dao chẻ thành 1 đường làm miệng cắt, mang theo 1 phần gỗ.
Cành ghép là một đoạn cành nhỏ gồm 2-3 mắt, dùng dao cắt ở gốc cành ghép tạo thành một mặt nghiêng 450 từ phía đối diện mặt nghiêng có độ dài cách 2-2,5cm, độ sâu vết cắt vừa bằng một lớp gỗ mỏng và phần vỏ bị cắt. Khi cắt trước tiên là cắt vào phần vỏ, sau đó cắt xuống phía dưới. Mặt cắt của cành ghép và mắt ghép phải phẳng, nhẵn sau khi ghép tượng tầng 2 bên tiếp hợp rồi dùng dây nilông buộc lại. Cách ghép này có thể tiến hành trong vụ đông xuân nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao, sau khi ghép xong đặt vào trong thùng tưới nước, giữ ẩm, dùng nilông buộc kín đặt trong thùng ấm từ 15-170 C, lúc đầu phải che nắng . Sau mắt nảy mầm có thể cho tiếp xúc ánh sáng dần dần. Sau 40 ngày có thể đem ra ruộng trồng. Nếu muốn có cây con to hơn thì phải trồng trong vườn ươm, đợi khi mắt ghép cao khoảng 20cm ngắt ngọn 1 lần có thể đem trồng.
Ngoài ra trong vụ xuân sớm có thể ghép trong nhà che phủ nilông tránh mưa phùn, sương muối, nâng cao nhiệt độ không khí.
c. Ghép bên
Ghép bên có thể dùng những cành mù và cành đã ra hoa, khi cây có nụ, bắt đầu nở hoa để làm cành ghép, độ dài cành thường mang 1-2 mắt phía trên mắt ghép để dễ cầm nắm. Vì cành ghép là cành bánh tẻ nên nếu có gốc ghép được bảo quản tốt có thể ghép bất cứ lúc nào, cây con sinh trưởng nhanh.
Ghép vào tháng 4-6 thì sau 35-40 ngày có thể đem đi trồng.