Nhân rộng mô hình trồng tre lấy măng 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:19
Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk đã có hàng chục hộ gia đình đồng bào các dân tộc Êđê, M'nông, J'rai ở các vùng sâu, vùng xa của các huyện Krông Năng, Ma Đ'Rắc, Cư M'Gar, Krông Pách trồng được 120 ha tre, chủ yếu là hai giống tre Điền Trúc, Bát Độ để lấy măng.Nhiều gia đình đồng bào dân tộc sau khi đưa hai giống tre này vào trồng ở các vườn để lấy măng đã góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo vươn lên để có cuộc sống trung bình và khá. Đây là hai giống cây trồng mới được đưa vào trồng ở Đắc Lắc từ năm 2004 đến nay và..

Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk đã có hàng chục hộ gia đình đồng bào các dân tộc Êđê, M'nông, J'rai ở các vùng sâu, vùng xa của các huyện Krông Năng, Ma Đ'Rắc, Cư M'Gar, Krông Pách trồng được 120 ha tre, chủ yếu là hai giống tre Điền Trúc, Bát Độ để lấy măng.
Nhiều gia đình đồng bào dân tộc sau khi đưa hai giống tre này vào trồng ở các vườn để lấy măng đã góp phần tích cực trong việc xoá đói giảm nghèo vươn lên để có cuộc sống trung bình và khá. Đây là hai giống cây trồng mới được đưa vào trồng ở Đắc Lắc từ năm 2004 đến nay và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu. Tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục nhân rộng các mô hình trồng tre lấy măng ra diện rộng cho các hộ gia đình đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa nhằm góp phần tăng thêm nguồn thu nhập, từng bước nâng cao đời sống cho đồng bào.
Bằng nguồn vốn của Chương trình Khuyến nông Quốc gia, vốn ngân địa phương, các trung tâm khuyến nông tỉnh, huyện, thành phố đã hỗ trợ vốn cho đồng bào các dân tộc thiểu số nghèo vùng sâu, vùng xa mua các giống tre Bát Độ, Điền Trúc về trồng để lấy măng đồng thời, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nhân rộng các mô hình trồng tre lấy măng nhằm tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho đồng bào. Trồng tre lấy măng vốn đầu tư ít, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, với mật độ trồng từ 400 đến 500 cây/ha, mỗi chu kỳ khai thác cho năng suất từ 20 đến 30 tấn măng tươi/ha, thâm canh tốt, năng suất còn tăng lên 40 tấn/ha. Chất lượng măng tươi hai loại giống tre này có hàm lượng dinh dưỡng cao được thị trường tiêu thụ mạnh, với giá bán từ 4000 đến 5.000 đồng một kg. Gia đình anh Y Viên Niê, chị H'Hoa ở xã Chư M'Ta (huyện Ma Đ'Rắc) mỗi gia đình trồng gần 5 sào tre Bát Độ đã cho thu nhập gần 30 triệu đồng, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa rẫy, trong khí đó công chăm sóc, đầu tư lại ít hơn