Những bất cập liên quan đến tập quán nuôi trồng thuỷ sản
Được đăng : 13-12-2016 13:53:59
Nuôi trồng thuỷ sản nói chung, phương thức canh tác, nuôi trồng nói riêng, trên thực tế, đã có những chuyển biến vượt bậc, khởi sắc trong hơn 10 năm qua. Từ những mô hình nuôi quảng canh ban đầu, lệ thuộc hoàn toàn vào con giống thu gom từ tự nhiên, thụ động lợi dụng nguồn thức ăn có sẵn trong ao hồ, sau một thời gian nuôi, thì tiến hành thu hoạch. Với mô hình nuôi này, năng suất và sản lượng rất kém; vật nuôi không đạt chuẩn, kích thước hàng hoá, thường phân thành nhiều cỡ loại khác nhau. Đến nay, nhiều phương thức nuôi thuỷ sản đã được cải tiến và đưa vào áp dụng như nuôi bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh…cho kết quả cao về sản lượng, năng suất, kích thước hàng hoá, tính ổn định và sự bền vững của mô hình. Tuy nhiên, lồng ghép trong quá trình phát triển vượt bậc của nghề nuôi thuỷ sản, vẫn tồn tại những suy nghĩ, cách làm, thói quen mang nặng tính tập quán, kinh nghiệm, ẩn chứa không ít sự bảo thủ, lạc hậu. Kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp vốn rất quí, rất cần khi ứng dụng vào thực tế sản xuất. Nhưng, kinh nghiệm muốn phát huy tính tích cực cần phải kết hợp những nghiên cứu ứng dụng mới, dựa trên nền tảng những tiến bộ khoa học mới phát huy hiệu quả. Riêng tập quán sản xuất, cần xem xét vấn đề này một cách toàn diện, bao quát. Khi sản phẩm, hàng hoá do nuôi trồng thuỷ sản được tạo ra hiện nay, đòi..
Nuôi trồng thuỷ sản nói chung, phương thức canh tác, nuôi trồng nói riêng, trên thực tế, đã có những chuyển biến vượt bậc, khởi sắc trong hơn 10 năm qua. Từ những mô hình nuôi quảng canh ban đầu, lệ thuộc hoàn toàn vào con giống thu gom từ tự nhiên, thụ động lợi dụng nguồn thức ăn có sẵn trong ao hồ, sau một thời gian nuôi, thì tiến hành thu hoạch. Với mô hình nuôi này, năng suất và sản lượng rất kém; vật nuôi không đạt chuẩn, kích thước hàng hoá, thường phân thành nhiều cỡ loại khác nhau. Đến nay, nhiều phương thức nuôi thuỷ sản đã được cải tiến và đưa vào áp dụng như nuôi bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh…cho kết quả cao về sản lượng, năng suất, kích thước hàng hoá, tính ổn định và sự bền vững của mô hình. Tuy nhiên, lồng ghép trong quá trình phát triển vượt bậc của nghề nuôi thuỷ sản, vẫn tồn tại những suy nghĩ, cách làm, thói quen mang nặng tính tập quán, kinh nghiệm, ẩn chứa không ít sự bảo thủ, lạc hậu. Kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp vốn rất quí, rất cần khi ứng dụng vào thực tế sản xuất.
Nhưng, kinh nghiệm muốn phát huy tính tích cực cần phải kết hợp những nghiên cứu ứng dụng mới, dựa trên nền tảng những tiến bộ khoa học mới phát huy hiệu quả. Riêng tập quán sản xuất, cần xem xét vấn đề này một cách toàn diện, bao quát. Khi sản phẩm, hàng hoá do nuôi trồng thuỷ sản được tạo ra hiện nay, đòi hỏi cao về mặt chất lượng, sản lượng, tính ổn định liên tục, đạt chuẩn hàng hoá, đáp ứng các tiêu chuẩn khắc nghiệt của thị trường hàng hóa. Khi môi trường nuôi ngày càng xảy ra nhiều vấn đề về ô nhiễm, thời tiết, thiên tai, sự biến động của khí hậu, dịch bệnh bùng phát.... Khi tiêu chí nuôi trồng thuỷ sản đang hướng đến an toàn, bền vững…thì vấn đề tập quán canh tác trong nuôi trồng thuỷ sản cần thiết phải được thay đổi. Thay đổi về cách nghĩ, cách làm, cách nhìn nhận, đánh giá, xử lý các vấn đề xoay quanh việc triển khai mô hình nuôi thuỷ sản. Không thể chỉ sử dụng những kinh nghiệm truyền thống, dân gian, những tập quán canh tác lạc hậu, lỗi thời, cũ kỹ, để hồi hộp thụ động trông chờ, đòi hỏi, cầu mong một kết quả thu hoạch như ý muốn, một mô hình nuôi thuỷ sản có hiệu quả cao. Không thể sử dụng những kiểu canh tác, nuôi trồng, từ hàng chục năm trước, để ứng dụng cho mô hình nuôi hiện tại. Những tập quán này phù hợp với bối cảnh lúc đó, khi điều kiện môi trường, nguồn nước nuôi thủy sản còn tinh, sạch. Mật độ nuôi thưa, không sử dụng thuốc, hóa chất, các ngành công nghiệp chưa phát triển, ý thức con người chưa bị lợi nhuận kinh tế làm lu mờ, mai một.
Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp hàng năm thu hẹp dần do đô thị hóa, diện tích mặt nước nuôi thủy sản cũng dần nhường chỗ cho các nhà máy, khu công nghiệp. Mặt khác, nuôi trồng thủy sản hiện nay nuôi với phương thức canh tác mới như nuôi thâm canh, siêu thâm canh…nên mật độ nuôi rất cao, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp dạng viên, dùng nhiều loại thuốc hóa chất hỗ trợ. Môi trường hiện tại thường xuyên ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát triền miên…Việc áp dụng những tập quán canh tác lỗi thời, lạc hậu, cũ kỹ vào thời điểm hiện nay không những không còn phù hợp mà còn bất lợi, nguy hiểm. Thực tế, có những loại bệnh đã biến thể đi rất nhiều, do vậy việc dùng thuốc chữa trị muốn kết quả, cần phải có sự kết hợp các loại kháng sinh tổng hợp, chế phẩm xử lý môi trường, cùng các loại Vitamine nhằm tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi thủy sản. Có những sự cố tại ao nuôi sảy ra dây chuyền, tương tác, kết hợp nhiều yếu tố, mới cấu thành, gây hại cho tôm-cá nuôi…Muốn khắc phục những sự cố này, cần cắt đứt sự liên kết, của các yếu tố, sau đó mới tiến tới bước phục hồi trạng thái. Nói cách khác, hầu hết các bệnh cá-tôm phổ biến trong nuôi thủy sản hiện nay phần lớn có triệu trứng lờn thuốc, những loại thuốc kháng sinh thông thường gần như không có tác dụng, hoặc phải dùng ở liều lượng tăng dần mới có kết quả. Thiết nghĩ, trong bối cảnh canh tác, nuôi trồng thủy sản hiện nay, hơn lúc nào hết cần vận dụng những kỹ thuật mới, nuôi an toàn, bền vững, vào mô hình của chính người canh tác. Vận dụng những tiến bộ mới, những thành công trong nghiên cứu, những công trình đã trải qua thực nghiệm cho kết quả cao vào sản xuất.
Có như vậy, chúng ta mới đảm bảo giữ vững tiêu chí hướng các mô hình canh tác, nuôi trồng thủy sản ngày càng bền vững, ổn định và có hiệu quả kinh tế cao, giữ vững môi trường nuôi, vùng nuôi, hạn chế tối đa rủi ro trong sản xuất. Cần mạnh dạn loại trừ những tập quán sản xuất không còn giá trị sử dụng, tính hiệu quả kém, mức độ nguy hiếm cao khi sử dụng. Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển cần phải có sự ổn định, về sản lượng. Thị trường đòi hỏi ngày một cao về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thỏa mãn các điều kiện này, không thể sử dụng tập quán canh tác cũ vào sản xuất.