Những bệnh heo nái sau thời kỳ sinh sản
Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
Sau giai đoạn sinh sản (còn gọi là thời kỳ hậu sản), heo nái có nhiệm vụ là nuôi con và hoàn thiện các chức năng sinh lý để chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Trong trường hợp diễn biến không xảy ra theo đúng trình tự này thì ta gọi là những rối loạn về sinh sản. Hiện tượng này thường phổ biến ở những nái già và nái tơ. Một số bệnh thường xảy ra sau khi heo nái sinh như là: bệnh viêm đường sinh dục (chiếm tỷ lệ cao nhất) dẫn đến hiện tượng heo nái chậm động dục trở lại sau khi cai sữa heo con; bệnh viêm âm đạo, viêm âm hộ; Hội chứng MMA (viêm vú-viêm tử cung-sốt sữa). Ngoài ra, còn có thể thấy một số hiện tượng co giật, bại liệt trên heo nái sau khi sinh.1. Nguyên nhân: có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây:- Nguyên nhân bên ngoài: + Điều kiện nuôi dưỡng: do khẩu phần thức ăn..
Sau giai đoạn sinh sản (còn gọi là thời kỳ hậu sản), heo nái có nhiệm vụ là nuôi con và hoàn thiện các chức năng sinh lý để chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Trong trường hợp diễn biến không xảy ra theo đúng trình tự này thì ta gọi là những rối loạn về sinh sản. Hiện tượng này thường phổ biến ở những nái già và nái tơ. Một số bệnh thường xảy ra sau khi heo nái sinh như là: bệnh viêm đường sinh dục (chiếm tỷ lệ cao nhất) dẫn đến hiện tượng heo nái chậm động dục trở lại sau khi cai sữa heo con; bệnh viêm âm đạo, viêm âm hộ; Hội chứng MMA (viêm vú-viêm tử cung-sốt sữa). Ngoài ra, còn có thể thấy một số hiện tượng co giật, bại liệt trên heo nái sau khi sinh.
1. Nguyên nhân: có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
- Nguyên nhân bên ngoài:
+ Điều kiện nuôi dưỡng: do khẩu phần thức ăn không cân đối (quá thiếu hoặc quá thừa), không đáp ứng theo nhu cầu phát triển của gia súc theo từng giai đoạn, đặc biệt là trong giai đoạn hậu bị làm ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chức năng sinh lý sinh sản của heo nái.
+ Ảnh hưởng khí hậu: nhiệt độ và ẩm độ môi trường nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của gia súc, liên quan trực tiếp đến sức khỏe, khả năng rụng trứng của heo nái. Do đó, việc tạo bầu tiểu khí hậu thích hợp trong chuồng nuôi là yêu cầu cần thiết.
+ Trình độ của người chăn nuôi: do thiếu kiến thức, tay nghề kỹ thuật trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ nái sinh sản, người chăn nuôi có thể gây tổn thương đường sinh dục của heo nái; hoặc do sử dụng thuốc Oxytoxin (thuốc kích dục đẻ) không đúng liều lượng hoặc không đúng thời điểm cũng gây hiện tượng rối loạn sinh sản trên heo nái sau khi sinh.
- Nguyên nhân bên trong:
+ Do sự di truyền từ cha mẹ.
+ Sự rối loạn kích thích tố nội tiết.
2. Biện pháp khắc phục:
- Cần xem xét gia phả, có sự chọn lọc con giống tốt để khai thác khả năng di truyền các tính trạng tốt về năng suất, khả năng sinh sản là yếu tố quan tâm hàng đầu của các nhà chăn nuôi.
- Tăng cường các biện pháp chăm sóc và dinh dưỡng cho gia súc tốt. Chú ý cân đối khẩu phần thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của heo nái.
- Tạo môi trường khí hậu trong chuồng nuôi ổn định.
- Nắm vững kỹ thuật, các thao tác trong việc chăm sóc heo nái khi sinh.
- Phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Chú trọng công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại theo định kỳ để đảm bảo tốt cho sức khỏe của gia súc.