Nuôi cá rô phi xuất khẩu
Được đăng : 13-12-2016 13:53:57
Trong vụ tranh chấp cá tra, cá ba sa Việt nam vào Mỹ, cuối tháng 7/2003 sẽ có phán quyết cuối cùng từ phía Mỹ. Dù các cơ quan chức năng Hoa Kỳ có kết luận như thế nào đi nữa thì một điều rất xác thực là: Việt Nam không bán phá giá, việc nhập khẩu cá tra, basa…của Việt Nam vào Mỹ không gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá nheo của Mỹ ai cũng có thể nhận biết được. Thế nhưng, hậu quả của vụ kiện này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành Thủy sản nói chung và nghề nuôi cá bè đang phát triển mạnh ở Vĩnh Long nói riêng.Để tránh và hạn chế tối đa rủi ro do chỉ có ít sản phẩm từ một đối tượng truyền thống như cá tra, cá ba sa như hiện nay thì việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm từ nhiều đối tượng để tạo ra những loại sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới là một chiến lược tối cần thiết mà nhà chế biến và nhà sản xuất nguyên liệu phải hoạch định. Và một trong những loại nguyên liệu có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là cá rô phi.Tại Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật và Thương mại cá rô phi đã được tổ chức vào ngày 28-30/5/2001 (Kuala Lumpur, Malaysia) đã nhận định cá rô phi là một đối tượng đã được thừa nhận có khả năng phát triển rất lớn và là sản phẩm có nhu cầu rất cao trong những năm tới trên nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản và một phần ở Châu Âu.Đứng đầu là Mỹ- thị trường nhập khẩu các sản phẩm cá rô phi lớn nhất thế giới: năm 1999, nhập khẩu 37.575 tấn; năm 2000 là 40.500 tấn; năm 2001 nhập 70.000 tấn.. Nhật Bản- chuyên tiêu thụ các mặt hàng cá rô phi cao cấp, nhất là cá rô phi đỏ: năm 1999, nhập 507 tấn.. Thị trường tiêu thụ lớn nhất của Châu Âu là Anh, kế đến Đức, Pháp, Bỉ, Italia…đã nhập 270 tấn năm 1999.Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới năm 1990 đạt trên 400 ngàn tấn, năm 1995 đạt trên 800 ngàn tấn, năm 1999 đạt 1,1 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm trên 70%, riêng Trung Quốc là nước dẫn đầu với gần 50% sản lượng thế giới với năng suất đạt 6 tấn/ha và Đài Loan là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới với năng suất nuôi trong ao đạt 12 tấn/ha.Trên cơ sở dự báo về khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường thế giới trong những năm tới, Bộ Thủy sản đã xác định đây là đối tượng nuôi cần được chú ý phát triển mạnh để đưa mặt hàng cá rô phi nhanh chóng có sản lượng hàng hóa lớn và trở thành một trong những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.. Trước mắt, trong năm 2002-2003, đưa khoảng 13.000 –15.000 ha (khoảng 3% diện tích nuôi nước ngọt) mặt nước của khu vực ĐBSCL vào nuôi cá rô phi hàng hóa để đạt sản lượng 120.000-150.000 tấn, chế biến xuất khẩu khoảng 70.000 – 100.000 tấn nhằm đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 100 –120 triệu USD từ con cá..
Trong vụ tranh chấp cá tra, cá ba sa Việt nam vào Mỹ, cuối tháng 7/2003 sẽ có phán quyết cuối cùng từ phía Mỹ. Dù các cơ quan chức năng Hoa Kỳ có kết luận như thế nào đi nữa thì một điều rất xác thực là: Việt Nam không bán phá giá, việc nhập khẩu cá tra, basa…của Việt Nam vào Mỹ không gây thiệt hại cho ngành sản xuất cá nheo của Mỹ ai cũng có thể nhận biết được. Thế nhưng, hậu quả của vụ kiện này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành Thủy sản nói chung và nghề nuôi cá bè đang phát triển mạnh ở Vĩnh Long nói riêng.
Để tránh và hạn chế tối đa rủi ro do chỉ có ít sản phẩm từ một đối tượng truyền thống như cá tra, cá ba sa như hiện nay thì việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm từ nhiều đối tượng để tạo ra những loại sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường thế giới là một chiến lược tối cần thiết mà nhà chế biến và nhà sản xuất nguyên liệu phải hoạch định. Và một trong những loại nguyên liệu có khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu là cá rô phi.
Tại Hội nghị Quốc tế về Kỹ thuật và Thương mại cá rô phi đã được tổ chức vào ngày 28-30/5/2001 (Kuala Lumpur, Malaysia) đã nhận định cá rô phi là một đối tượng đã được thừa nhận có khả năng phát triển rất lớn và là sản phẩm có nhu cầu rất cao trong những năm tới trên nhiều thị trường thế giới như Mỹ, Nhật Bản và một phần ở Châu Âu.
Đứng đầu là Mỹ- thị trường nhập khẩu các sản phẩm cá rô phi lớn nhất thế giới: năm 1999, nhập khẩu 37.575 tấn; năm 2000 là 40.500 tấn; năm 2001 nhập 70.000 tấn.. Nhật Bản- chuyên tiêu thụ các mặt hàng cá rô phi cao cấp, nhất là cá rô phi đỏ: năm 1999, nhập 507 tấn.. Thị trường tiêu thụ lớn nhất của Châu Âu là Anh, kế đến Đức, Pháp, Bỉ, Italia…đã nhập 270 tấn năm 1999.
Sản lượng nuôi cá rô phi trên thế giới năm 1990 đạt trên 400 ngàn tấn, năm 1995 đạt trên 800 ngàn tấn, năm 1999 đạt 1,1 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm trên 70%, riêng Trung Quốc là nước dẫn đầu với gần 50% sản lượng thế giới với năng suất đạt 6 tấn/ha và Đài Loan là nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới với năng suất nuôi trong ao đạt 12 tấn/ha.
Trên cơ sở dự báo về khả năng sản xuất và nhu cầu thị trường thế giới trong những năm tới, Bộ Thủy sản đã xác định đây là đối tượng nuôi cần được chú ý phát triển mạnh để đưa mặt hàng cá rô phi nhanh chóng có sản lượng hàng hóa lớn và trở thành một trong những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao.. Trước mắt, trong năm 2002-2003, đưa khoảng 13.000 –15.000 ha (khoảng 3% diện tích nuôi nước ngọt) mặt nước của khu vực ĐBSCL vào nuôi cá rô phi hàng hóa để đạt sản lượng 120.000-150.000 tấn, chế biến xuất khẩu khoảng 70.000 – 100.000 tấn nhằm đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu 100 –120 triệu USD từ con cá này.
Vĩnh Long có tiềm năng rất lớn về nuôi thủy sản nước ngọt, ngoài tôm càng xanh, cá tra, những giống loài có giá trị kinh tế cao ngày càng được người nuôi chú ý để thích ứng với nhịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đang ngày càng sôi động của tỉnh nhà, trong đó có cá rô phi đỏ (cá điêu hồng) và cá rô phi được cải thiện di truyền (GIFT, Genetically Improved Farmed Tilapia) đã mở ra tiềm năng nuôi xuất khẩu đầy triển vọng do cá tăng trưởng nhanh, kích thước thương phẩm lớn (sau 6 tháng nuôi có thể đạt kích cỡ thương phẩm từ 0,5-0,6kg/con), có ngoại hình đẹp, tỉ lệ thịt cao, chất lượng thịt ngon.
Tuy là loài thủy sản nước ngọt, nhưng chúng có thể sống và phát triển cả trong môi trường nước lợ, mặn có nồng độ muối tới 32%o (thích hợp nhất là 0- 25%o), khả năng chịu nhiệt từ 14- 40ºC (thích hợp cho cá phát triển từ 25- 35ºC).
Riêng cá rô phi dòng GIFT có khả năng chịu được ở vùng nước có hàm lượng Oxy thấp hơn 1mg/l, ngưỡng gây chết cá từ 0,3- 0,1mg/l.,phát triển tốt trong khoảng 2-5 mg/l.. Giới hạn pH từ 5-11, nhưng thích nghi nhất là 6,5-7,5.
Tất cả các loài rô phi đều có tính ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ưa thích của rô phi là những sinh vật thuỷ sinh lơ lửng trong nước. Ngoài ra rô phi còn có khả năng sử dụng rất hiệu quả những loại thức ăn do con người cung cấp như cám, tấm, các loại rong bèo (bèo tấm, bèo hoa dâu), bột cá tạp và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Đây là đặc điểm rất thuận lợi cho nghề nuôi cá. Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 3-7% trọng lượng thân (tùy theo cỡ cá) chia ra làm 3-4 lần trong ngày.
Khi nuôi thâm canh và bán thâm canh, phải cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (20-35% Protein), đây là yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Tốc độ sinh trưởng của cá rô phi đỏ và rô phi dòng GIFT tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nước, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật quản lý chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá sẽ lớn nhanh hơn nuôi bán thâm canh hay nuôi ghép. Sau 5-6 tháng nuôi đạt cỡ 400-600gr/ con trở lên.
Tuy là đối tượng dễ nuôi do có nhiều ưu điểm nêu trên, song áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính sau đây là rất cần thiết, nhằm giúp người nuôi biến tiềm năng thành hiện thực, góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
* Nuôi trong lồng bè:
Nuôi cá trong lồng, bè là hình thức nuôi tiên tiến. Mật độ cá nuôi trong lồng bè rất cao và sự sinh trưởng của cá hoàn toàn phụ thuộc vào lượng thức ăn do con người cung cấp. Để nuôi cá rô phi trong lồng bè đạt kết quả tốt cần lưu ý một số vấn đề sau:
Vị trí đặt lồng, bè:
Lồng hoặc bè phải đặt ở nơi có nguồn nước tốt (có thể đặt ở các dòng sông có dòng nước chảy nhẹ hoặc đặt ở các hồ chứa nước) không nên đặt lồng bè gần nguồn nước thải công nghiệp, nước thải dân dụng và đặc biệt tránh xa nguồn nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu. Đáy của lồng bè nên đặt cách đáy của sông hồ khoảng 0.5m
Kích thước và vật liệu làm lồng, bè:
Tuỳ điều kiện cụ thể mà chọn nguyên vật liệu làm lồng bè và kích thước lồng khác nhau (có thể từ 10-100m3). Nếu đóng lồng bè quá nhỏ sẽ không có hiệu quả kinh tế. Có thể đóng bè bằng tre, hoặc dùng lưới mắt nhỏ (1cmx1cm) bao quanh một khung bằng gỗ.v.v..Mực nước tối thiểu trong lồng từ 1,2- 1,5 m..
Chăm sóc và quản lý bè:
Cá rô phi thả vào lồng, bè nuôi phải có kích cỡ đồng đều, không bị xây sát, bệnh tật. Mật độ thả tuỳ theo điều kiện cụ thể ở nơi đặt lồng, bè.
- Nếu đặt ở nơi sông lớn, nguồn nước tốt, đủ dưỡng khí có thể thả 150-200 con/.m3.
- Lồng đặt ở sông hồ nhỏ, mực nước nông có thể thả mật độ 80-100 con/m3.
- Lồng đặt ở những ao lớn, mực nước thấp, nước có thể trao đổi được với hệ thống kênh rạch xung quanh thì thả 60-80 con/m3.Lượng thức ăn thay đổi theo cỡ cá. Khi còn nhỏ lượng thức ăn chiếm 10-15% trọng lượng cá, khi cá lớn cho ăn khoảng 2-3%. Nên sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế dạng viên (hàm lượng đạm từ 20-30%) để giảm bớt hao hụt do thức ăn tan trong nước mỗi khi cho cá ăn. Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn để điểu chỉnh kịp thời.
Những khi nước đứng hoặc nhiệt độ tầng mặt quá cao phải tiến hành sục khí hoặc quạt nước để tạo sự lưu thông dòng nước và cung cấp thêm dưỡng khí cũng như thải bớt khí độc trong lồng bè nuôi.Thường xuyên kiểm tra lồng bè để phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố.
* Nuôi thâm canh trong ao:
Đây là hình thức nuôi công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, người nuôi nên chọn ao có diện tích từ 1000- 3.000m2, mức nước sâu từ 1,2- 2,0m; nguồn nước phải chủ động cung cấp và ao phải được cải tạo kỹ theo qui trình, duy trì pH từ 6,5-7,5.
- Tùy theo khả năng tài chính và kỹ thuật chăm sóc có thể thả 10-15 con/m2, cỡ giống từ 6-8 cm..Thích hợp nhất là thả nuôi vào tháng 3 đến tháng 4.
- Nên dùng các loại thức ăn viên công nghiệp hoặc tự phối chế có hàm lượng đạm từ 18-35%, thức ăn phải nổi trên mặt nước ít nhất 2 giờ. Ngày cho ăn 2 lần: sáng sớm và chiều mát. Lượng cho ăn thay đổi tùy theo cỡ cá:
+ Cỡ 20- 50 gr: cho ăn 7- 10% trọng lượng cá trong ao/ngày;
+ Cỡ 50-200 gr: cho ăn 5% trọng lượng cá trong ao/ngày;
+ cỡ 200 gr trở lên: cho ăn 2% trọng lượng cá trong ao/ngày
- Đối ao nuôi thâm canh thì vấn đề quản lý môi trường nước phải đặt lên hàng đầu. Thường xuyên thay nước mới cho cá và cần bố trí quạt nước để quạt nước trong ao vào thời điểm Oxy trong ao bị thiếu (thường vào khoảng 1-5 giờ sáng).
+ Thường tháng thứ nhất không sục khí và không thay nước. Tháng thứ 2 thay 1 lần, tháng thứ 3 thay 2 lần, từ tháng thứ 4 mỗi tuần thay 1 lần, mỗi lần thay từ 1/3- 2/3 lượng nước trong ao.
- Sau 5-6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm (400-600 gr/con) thì thu hoạch trước, cá nhỏ hơn nên giữ lại nuôi tiếp khoảng 1 tháng sẽ đạt cỡ theo ý muốn..
Cá rô phi là một đối tượng thủy sản nuôi có nhiều ưu điểm như: sức sống cao, hệ số thức ăn và chi phí nuôi không lớn, thịt cá trắng, không có xương dăm, mùi cá nhẹ và việc nuôi không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, có khả năng phát triển mạnh ở nhiều loại hình thủy vực, kể cả nước ngọt và nước lợ, thích hợp cho các loại hình nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, luân canh hoặc xen canh với các đối tượng khác do yêu cầu kỹ thuật không cao và chi phí đầu tư không cần lớn.
Tuy nhiên, để cá rô phi đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, người nuôi nên:
Sử dụng con giống tốt (cá rô phi vằn dòng GIFT hoặc cá rô phi đỏ đơn tính).
Nuôi cá trong ao thay nước thường xuyên hay nuôi trong lồng bè (giúp loại bỏ mùi bùn).
Sử dụng thức ăn viên hay thức ăn tự chế có 20-30% đạm.
Không sử dụng kháng sinh trong thức ăn cho cá (đặc biệt các loại nằm trong danh mục cấm- Bộ Thủy sản đã ban hành).
Thực hiện những biện pháp kỹ thuật tích cực trên, nuôi cá rô phi đơn tính nói chung và cá điêu hồng nói riêng sẽ mang lại lợi nhuận từ 30-40% trên tổng chi phí đầu tư.Với giá cá thương phẩm từ 18 đến 20 ngàn/kg tại thời điểm này, nuôi cá rô phi đơn tính sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trong tình hình nuôi cá tra có nhiều rủi ro như hiện nay. Đây là một đối tượng nuôi có nhiều triển vọng phát triển mạnh ở tỉnh ta để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa lón của người nuôi, và đây cũng là hướng đa dạng hóa sản phẩm mới- tránh sự lệ thuộc chỉ vào một vài loại nguyên liệu truyền thống- trong chiến lược xuất khẩu thủy sản của tỉnh nhà rất cần được sự quan tâm và đầu tư đúng mức./.