Nuôi cá sấu sinh sản
Được đăng : 13-12-2016 13:57:24
Chăm sóc cá sấu sinh sảnCác loại cá sấu nước ngọt khi được 6 năm tuổi thì bắt đầu sinh sản (với chế độ nuôi nhốt, chăm sóc tốt chỉ 4- 5 năm cá sâu có thể sinh sản).Cá sấu sinh sản thường từ tháng 2 - 6 hàng năm. Khi sinh sản chúng bò lên bờ tìm nơi tạo ổ đẻ và ấp trứng.Sấu đẻ mỗi năm 1 lần. Ổ trứng cá sấu thường ở gần những hồ nước. Số lượng trứng năm đầu 15-25 trứng/con, tăng dần trong những năm sau cho đến 35-40 quả/con.Thời gian ấp trứng: Tuỳ loại cá sấu. Nếu cá sấu Việt Nam từ 75-80 ngày, sấu Cuba 85-90 ngày.Diện tích chuồng nuôi 1 con/10m2. Độ sâu hồ nước 1,2-1,5m.Tỉ lệ ghép 1 đực/3 cái.Cho cá sấu ăn 1..
Chăm sóc cá sấu sinh sản
Các loại cá sấu nước ngọt khi được 6 năm tuổi thì bắt đầu sinh sản (với chế độ nuôi nhốt, chăm sóc tốt chỉ 4- 5 năm cá sâu có thể sinh sản).
Cá sấu sinh sản thường từ tháng 2 - 6 hàng năm. Khi sinh sản chúng bò lên bờ tìm nơi tạo ổ đẻ và ấp trứng.
Sấu đẻ mỗi năm 1 lần. Ổ trứng cá sấu thường ở gần những hồ nước. Số lượng trứng năm đầu 15-25 trứng/con, tăng dần trong những năm sau cho đến 35-40 quả/con.
Thời gian ấp trứng: Tuỳ loại cá sấu. Nếu cá sấu Việt Nam từ 75-80 ngày, sấu Cuba 85-90 ngày.
Diện tích chuồng nuôi 1 con/10m2. Độ sâu hồ nước 1,2-1,5m.
Tỉ lệ ghép 1 đực/3 cái.
Cho cá sấu ăn 1 tuần/lần, lượng thức ăn 1 lần chiếm 10% trọng lượng cơ thể. Khi cá sấu cái mang thai và ấp trứng chúng giảm ăn, lượng thức ăn chỉ bằng 3-5% trọng lượng cơ thể.
Thức ăn cho cá sấu cái nên cung cấp thêm lượng đạm động vật như: gan, tôm tép, cá cắt nhỏ trộn thêm với thuốc bổ.
Chăm cá sấu con
Cá sấu con còn nhỏ một số cơ quan chưa hoàn chỉnh, nên việc dự trữ năng lượng của cơ thể còn rất ít, khả năng thích ứng và chống đỡ với môi trường chưa đầy đủ, sức chống đỡ thấp. Vì vậy nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Có tới 50% trường hợp cá sấu con nhiễm bệnh không thể chữa được, nếu có chữa được thì cũng còi cọc, động kinh, nuôi không hiệu quả.
Vì vậy cần chú ý phòng bệnh cho cá sấu con:
-Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, mật độ nuôi nhốt hợp lý...
- Đảm bảo hợp lý các yếu tố về môi trường: Ánh sáng, nhiệt độ, tiếng động...
- Thường xuyên quan sát các hoạt động của cá sấu con như: ăn ngủ, đi lại, phơi nắng vào các buổi sáng, chiều, tối trong ngày. Việc quan sát thường xuyên sẽ giúp nhận ra những cử chỉ lạ, cho thấy dấu hiệu bệnh tật đang diễn ra trong cơ thể chúng.
- Biết phân biệt phân của con khoẻ và con bị bệnh để sớm phát hiện bệnh tiêu chảy.
- Quan sát những răng không thẳng hàng và những chân yếu để phát hiện tình trạng suy dinh dưỡng ở cá sấu con.
Khi cá sấu con được 3 tháng đến 1 năm tuổi đã có thể phân biệt con đực con cái thông qua ngoại hình. Nếu nuôi từ nhỏ, thường con đực nhanh lớn hơn con cái từ 15-20% trọng lượng cơ thể và hung dữ hơn con cái, phàm ăn, da thô, nhám, xù xì...