Nuôi dê
Được đăng : 13-12-2016 13:51:08
CHỌN GIỐNGHiện nay giống dê cỏ, dê Bách thảo, dê lai giữa Bách thảo và dê cỏ đang được khuyến cáo phù hợp với chăn nuôi nông hộ ở miền Trung - Tây Nguyên.Chọn những con dê cái có các đặc điểm ngoại hình: Đầu rộng, hơi dài, vẻ mặt linh hoạt. Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu. Lưng thẳng, rõ hõm hông xương chậu. Da mềm, lông mịn, chân thẳng và cân đối. Núm vú to, dài, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước, các tĩnh mạch vú nổi rõ, bộ phận sinh dục cân đối. Không chọn những con có đầu dài, trụi lông tai, cổ ngắn và thô, bụng nhỏ, vú nhỏ và không gắn chặt vào phần bụng.Khi dê đã sinh sản thì chọn con có khả năng sinh sản cao: sinh đôi, sinh ba, sinh tư, trọng lượng dê con lớn, nuôi con tốt; khoảng cách giữa các lứa đẻ đều đặn, tỉ lệ thụ thai trên 85%, tỉ lệ nuôi sống của dê con cao, khả năng thích ứng tốt.Chọn dê đực giống là con của bố mẹ tốt, thuộc lứa thứ 2-4, có tốc độ sinh trưởng phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao, khả năng phối giống cao, có thân hình chắc chắn, ngực nở, tứ chi khỏe, hai tinh hoàn to.NGUỒN THỨC ĂN CHO DÊCó nhiều loại cỏ và lá cây trong thiên nhiên hoặc gieo..
CHỌN GIỐNG
Hiện nay giống dê cỏ, dê Bách thảo, dê lai giữa Bách thảo và dê cỏ đang được khuyến cáo phù hợp với chăn nuôi nông hộ ở miền Trung - Tây Nguyên.
Chọn những con dê cái có các đặc điểm ngoại hình: Đầu rộng, hơi dài, vẻ mặt linh hoạt. Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu. Lưng thẳng, rõ hõm hông xương chậu. Da mềm, lông mịn, chân thẳng và cân đối. Núm vú to, dài, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước, các tĩnh mạch vú nổi rõ, bộ phận sinh dục cân đối. Không chọn những con có đầu dài, trụi lông tai, cổ ngắn và thô, bụng nhỏ, vú nhỏ và không gắn chặt vào phần bụng.
Khi dê đã sinh sản thì chọn con có khả năng sinh sản cao: sinh đôi, sinh ba, sinh tư, trọng lượng dê con lớn, nuôi con tốt; khoảng cách giữa các lứa đẻ đều đặn, tỉ lệ thụ thai trên 85%, tỉ lệ nuôi sống của dê con cao, khả năng thích ứng tốt.
Chọn dê đực giống là con của bố mẹ tốt, thuộc lứa thứ 2-4, có tốc độ sinh trưởng phát triển tốt, khả năng kháng bệnh cao, khả năng phối giống cao, có thân hình chắc chắn, ngực nở, tứ chi khỏe, hai tinh hoàn to.
NGUỒN THỨC ĂN CHO DÊ
Có nhiều loại cỏ và lá cây trong thiên nhiên hoặc gieo trồng dê ăn được như cỏ voi, ghinê, lá so đũa, bình linh (táo nhơn), xoan (sầu đông), bông giấy, mít, dâm bụt, sung, chuối, cúc dại, khế, rau, bèo tấm,... Cỏ trồng nếu không cho ăn hết thì thu hoạch phơi khô dự trữ.
Các loại bã mía, rỉ mật mía, bã đậu nành, hèm bia, bã bột, bột xương, bột cá, bã hoa quả ép... đều là thức ăn khoái khẩu của dê.
Rơm, cây bắp gieo dày và sau thu hoạch, dây lang, cây lạc, đậu tương sau khi thu hoạch củ, quả là nguồn thức ăn có sẵn, phổ biến, dễ bảo quản sử dụng cho dê nuôi nông hộ.
Có thể sử dụng ngọn mía làm thức ăn thay thế 50% khẩu phần ăn thô, xanh, dùng phương pháp nén ủ chua để bảo quản trong vòng vài tháng cho ăn dần khi khan hiếm thức ăn.
Đặc biệt là thân chuối sau khi thu hoạch quả thái thành lát mỏng, rắc thêm ít muối cho dê ăn rất tốt. Thường sử dụng khi mưa rét không chăn thả dê được.
Sử dụng thêm các loại thức ăn như cám, bắp, đậu và khô dầu phối hợp thành thức ăn hỗn hợp và củ quả như khoai, sắn, bí... để nâng cao năng suất sản xuất và hiệu quả chăn nuôi dê.
Các chế phẩm vitamin, khoáng, protein dùng để bổ sung vào khẩu phần thức ăn tinh cho dê, thường với định lượng 1% khẩu phần. Các nông hộ dễ dàng mua các sản phẩm này ở các đại lý thức ăn, thuốc thú y về trộn vào thức ăn tinh bổ sung cho dê.
NUÔI DƯỠNG
* Dê con (sơ sinh - 90 ngày tuổi): Dê sơ sinh phải được lau khô mình, cắt rốn và đưa vào nằm ở ổ lót rơm rạ cho khô, ấm bên cạnh mẹ. Cho dê con bú mẹ tự do trong 2 tuần đầu, sau đó giảm số lần bú và khi được 8 tuần tuổi có thể tách mẹ. Từ ngày tuổi thứ 15 đến 90 ngày tuổi cho ăn thêm thức ăn hỗn hợp theo khẩu phần 30 - 35g/con/ngày tăng dần lên đến 100g/con/ngày với cách phối hợp: Bột bắp 35%, cám gạo 35%, bánh dầu dừa 20%, đậu nành 10%. Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi cho ăn thêm cỏ khô và cỏ tươi. Cung cấp thỏa mãn nước uống sạch cho dê con. Vệ sinh chuồng nuôi, lót ổ rơm, che chắn chuồng để phòng bệnh cho dê con.
* Với dê cái tạo sữa nuôi con: Cho ăn 6-8kg cỏ, lá cây + 0,5kg thức ăn tinh phối hợp (hoặc củ quả tươi) + 1kg rơm/con/ngày đêm.
* Dê cái cạn sữa, có chửa: 4-6kg cỏ, lá cây + 0,3 - 0,5kg thức ăn tinh phối hợp (hoặc củ quả tươi) + 1kg rơm/con/ngày đêm.
* Dê đực giống: 4-6kg cỏ, lá cây + 2 kg rơm + 0,3-0,5kg thức ăn hỗn hợp/con/ngày đêm
* Dê cái hậu bị: 0,2-0,3 kg thức ăn hỗn hợp (hoặc 0,3-0,4kg thức ăn củ quả tươi) + 2-4 kg thức ăn xanh/con/ngày đêm.
* Dê nuôi thịt: Cho ăn 5-7 kg cỏ, lá cây + 0,4 kg thức ăn hỗn hợp (hoặc củ quả tươi) + 2kg rơm/con/ngày đêm.
Nếu chăn thả ban ngày thì chỉ cần cho ăn thêm thức ăn tinh, củ quả, rơm vào buổi chiều và ban đêm. Nếu trên đồng bãi khan hiếm thì phải cho ăn thêm thức ăn xanh thu hái bằng 1/2 khẩu phần. Khi cho ăn thức ăn tinh cần treo máng ăn cao hơn mặt đất khoảng 1m, thức ăn xanh nên bó thành từng bó treo trong chuồng ở độ cao 1-1,5m để dê ăn được nhiều hơn và tận dụng hết phần ăn được do chúng có tập tính ăn tầm cao. Chú ý cung cấp đủ nước uống cho dê.