Nuôi tôm và những nguy hại do ô nhiễm
Được đăng : 13-12-2016 13:53:19
Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippine, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia hoạt động nuôi tôm đã tạo ra một sự chuyển đổi hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân.Tuy nhiên, một nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về hoạt động nuôi tôm tại các nước ven Thái Bình Dương đã đưa ra một cảnh báo về sự suy giảm của ngành này trong khu vực. Sự suy giảm của ngành công nghiệp nuôi tôm xuất phát từ những nguyên nhân sau:- Mức độ tăng trưởng chậm của thị trường tiêu thụ- Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp- Sự xuất hiện và có chiều hướng tăng lên của một số bệnh dịch lây lan trong môi trường- Mực nước ngầm trong khu vực bị hạ thấp do bơm nước ngọt quá mức- Môi trường bị xuống cấp trong các khu vực nuôi tôm công nghiệp- Chi phí thức ăn cao so với hiệu quả nuôi tôm- Biến động giá tôm trên thị trường- Chất lượng trại nuôi con giống kém- Chất lượng thức ăn kém- Chất lượng nguồn nước kém- Thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân- Tốc độ sản xuất hàng năm giảm sútHiện nay, trên 80% sản lượng tôm trên thế giới là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi. Các loài tôm này phần lớn được nuôi tại các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Số liệu thống kê cho biết tổng số lượng trại nuôi tôm trên thế giới là khoảng 380,000 trại nuôi, chiếm khoảng 1.25 triệu ha, với sản lượng hàng năm từ 50 tới 10,000 kg /ha. Hoạt động nuôi tôm bao gồm nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.Việc tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm trong hai thập niên gần đây đã mang lại một sự mở rộng diện tích nuôi tôm trên toàn cầu, nhưng cũng làm thay đổi nhanh chóng công nghệ nuôi trồng thủy sản. những công nghệ kỹ thuật tân tiến xuất hiện khá rõ nét trong hoạt động nuôi con giống, xây dựng công thức cho thức ăn,..
Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippine, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia hoạt động nuôi tôm đã tạo ra một sự chuyển đổi hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về hoạt động nuôi tôm tại các nước ven Thái Bình Dương đã đưa ra một cảnh báo về sự suy giảm của ngành này trong khu vực. Sự suy giảm của ngành công nghiệp nuôi tôm xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Mức độ tăng trưởng chậm của thị trường tiêu thụ
- Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp
- Sự xuất hiện và có chiều hướng tăng lên của một số bệnh dịch lây lan trong môi trường
- Mực nước ngầm trong khu vực bị hạ thấp do bơm nước ngọt quá mức
- Môi trường bị xuống cấp trong các khu vực nuôi tôm công nghiệp
- Chi phí thức ăn cao so với hiệu quả nuôi tôm
- Biến động giá tôm trên thị trường
- Chất lượng trại nuôi con giống kém
- Chất lượng thức ăn kém
- Chất lượng nguồn nước kém
- Thiếu sự hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân
- Tốc độ sản xuất hàng năm giảm sút
Hiện nay, trên 80% sản lượng tôm trên thế giới là từ nguồn tôm nuôi công nghiệp với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi. Các loài tôm này phần lớn được nuôi tại các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Số liệu thống kê cho biết tổng số lượng trại nuôi tôm trên thế giới là khoảng 380,000 trại nuôi, chiếm khoảng 1.25 triệu ha, với sản lượng hàng năm từ 50 tới 10,000 kg /ha. Hoạt động nuôi tôm bao gồm nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
Việc tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm trong hai thập niên gần đây đã mang lại một sự mở rộng diện tích nuôi tôm trên toàn cầu, nhưng cũng làm thay đổi nhanh chóng công nghệ nuôi trồng thủy sản. những công nghệ kỹ thuật tân tiến xuất hiện khá rõ nét trong hoạt động nuôi con giống, xây dựng công thức cho thức ăn, và kỹ thuật cho ăn.
Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng của hoạt động nuôi tôm trong thập kỷ 80 đã không còn tiếp tục sang thập niên 90 và bắt đầu có những giao động từ giữa thập niên 90 cho tới ngày nay. Những vấn đề xuất hiện và ngăn cản sự phát triển của hoạt động nuôi tôm bao gồm bùng phát bệnh dịch do virus, sự xuống cấp của môi trường, triệt phá rừng ngập mặn, thiếu hụt các trại nuôi tôm giống có chất lượng. Ngoài ra, việc thay đổi môi trường tự nhiên ven biển đã làm xuất hiện những lo ngại liên quan tới chất lượng nước và đất, sự cân bằng môi trường.
Ô nhiễm liên quan đến ao nuôi tôm
Công nghệ nuôi tôm bắt đầu tư những năm 80 với việc phát triển kỹ thuật nuôi con giống nhân tạo một cách hiệu quả. Từ đó hoạt động nuôi tôm có sự chuyển đổi từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang nuôi thâm canh. Kỹ thuật nuôi thâm canh bao gồm
- Tăng mât độ thả (trung bình 250,000 đến 500,000 con giống trên 1 ha)
- Sự phụ thuộc lớn vào các trại nuôi con giống
- Phụ thuộc vào thức ăn chế biến
- Sử dụng hệ thống quạt khí
- Tăng chu kỳ trao đổi nước.
Càng tăng cường hoạt động nuôi thâm canh thì nhu cầu quản lý môi trường nuôi càng cần thiết. Mức độ hủy hoại môi trường nuôi bên trong ao nuôi và bên ngoài xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Mật độ nuôi cao
- Sử dụng nhiều thức ăn chế biến sẵn
- Các ao bố trí dầy đặc bên cạnh nhau dọc theo miền duyên hải
- Không có ao xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi
- Tăng chu kỳ thay nước
- Chu kỳ làm sạch ao chưa hiệu quả
- Mức độ bài tiết của con tôm tăng lên.
Ô nhiễm do việc sử dụng thuốc và các hóa chất trong nuôi tôm.
Phần lớn sản phẩm dư thừa trong nuôi tôm đã tích tụ dưới đáy ao. Đây chính là nguồn gây nguy hại cho con tôm và cho hoạt động nuôi tôm. Lớp bùn đáy ao này rất độc, thiếu ôxy và chứa nhiều chất độc như ammonia, nitrite, hydrogen sulfide. Con tôm luôn có xu hướng tránh khỏi vùng này và tập trung vào những khu vực sạch sẽ hơn. Do việc tập trung vào một vùng sẽ làm giảm bớt diện tích cho ăn, cũng như tăng tính cạnh tranh trong khi ăn. Nếu như toàn bộ đáy ao bị dơ bẩn thì con tôm bị bắt buộc phải sống trong môi trường ô nhiễm. Lớp bùn dơ bẩn còn tác động lên nước trong ao nuôi làm giám chất lượng nước.
Chất lượng nước và chất lượng đáy ao dơ bẩn sẽ tác động trực tiếp tới con tôm. Con tôm luôn bị căng thẳng, thể hiện qua việc kém ăn, mức tăng trưởng giảm và dễ bị mắc bệnh do vi khuẩn như Vibriosis. Và dẫn đến việc tôm chết hàng loạt. Phần lớn các bệnh của con tôm đều có nguồn gốc từ môi trường mà chúng sinh sống.
Môi trường bên ngoài trại nuôi tôm, chất thải dơ bẩn thường không được quản lý tốt sẽ làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái ven biển. Điều này không chỉ tác động lên môi trường đất mà còn lên các giá trị tài nguyên ven biển, bao gồm cả các trại nuôi tôm. Việc tái sử dụng ao bị ô nhiễm hay đổ đống ra môi trường xung quanh sẽ tạo điều kiện làm cho nguồn nước ô nhiễm và tác động lên các hoạt động ven biển.
Tại một số nơi hoạt động nuôi tôm đem lại kết quả rất tốt trong một vài năm, nhưng rồi bắt đầu một thời kỳ sa sút trầm trọng dẫn đến phá sản mà nguyên nhân chủ yếu liên quan các mầm bệnh trong môi trường nuôi.
Thông thường nhà nông dùng kháng sinh để trị bệnh, nhưng việc đó không giải quyết được vấn đề cốt yếu. Hiện nay, việc áp dụng công nghệ sinh học và các chế phẩm sinh học để gìn giữ và cải thiện năng suất nuôi đã được chấp thuận rộng rãi như một phương thức chữa trị hiệu quả, rẻ tiền và tốt hơn nhiều so với việc sử dụng kháng sinh. Chế phẩm sinh học và việc quản lý cho ăn ở một mức độ lớn là một phương cách kiểm soát mầm bệnh trong các ao nuôi tôm. Chẳng hạn khi sử dụng vi khuẩn Bacillus sp. như chế phẩm sinh học đã tăng thời gian nuôi lên gấp đôi so với ao nuôi không sử dụng chế phẩm sinh học và bị nhiễm bệnh Vibrio harveyi. Tại ao có sử dụng chế phẩm sinh học thì mức phát sáng do vi khuẩn V. harveyi thấp hay gần như triệt tiêu và cho một kết quả thu hoạch rất tốt. Việc bổ sung thêm Bacillus sp. đã đem lại lợi ích cho tôm trong việc chống bệnh phát sáng (Vibriosis) và khỏe mạnh hơn và dẫn tới việc tăng sản lượng nuôi. Chế phẩm sinh học còn chứa axit lactic (Lactobacillus và Carnobacterium sp.) là một loại vi khuẩn hứa hẹn có tác dụng chống lại mầm bệnh và cung cấp một nguồn kích thích miễn dịch. Carnobacterium divergens là một loại chế phẩm sinh học tiềm năng khác có tác dụng làm giảm áp lực gây bệnh của vi khuẩn Vibrio anguillarum. Các lợi ích khác của chế phẩm sinh học bao gồm:
- Tăng cường vi thực vật đường ruột
- Cung cấp axit amino căn bản và vitamin từ vi thực vật đường ruột
- Tăng khả năng hấp thụ vitamin và chất khoáng
- Nâng cao hệ số tiêu thụ thức ăn
- Nâng cao năng suất và sản lượng
- Tăng số vụ nuôi
- Loại bỏ việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng
- Cải thiện môi trường nuôi giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC) cho thấy: Hiệu quả của chế phẩm men vi sinh dựa vào số lượng bào tử vi khuẩn tồn tại vào thời điểm mà chế phẩm men vi sinh được đem sử dụng tại ao nuôi. Như vậy vào thời điểm sử dụng trong ao phải có trên một tỷ bào tử vi khuẩn tồn tại trong một gram hay một mili lít thì sản phẩm mới có hiệu quả. Những chế phẩm men vi sinh có số lượng bào tử vi khuẩn thấp thường được đóng gói dạng lỏng. Bởi vì hệ số tồn tại của bào tử bị giảm đi nhanh chóng trong quá trình vận chuyển và lưu kho đối với các sản phẩm ở dạng lỏng, và chúng có thời hạn sử dụng dưới ba tháng.