Phối giống cho dê và bệnh "ngã nước" ở dê
Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Đối với dê cái phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và khối lượng tối thiểu cần thiết, như dê Bách thảo lúc 7-9 tháng tuổi, khối lượng phải đạt 19-20kg.Trong thực tế sản xuất, thường bỏ qua hai lần động dục đầu tiên sau đó mới phối giống. Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau đẻ1,5-2 tháng dê đã phục hồi sức khoẻ và có thể phối giống lại.Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái là quan hệ chị em ruột hoặc con cháu của dê đực giống đó.Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày. Động dục kéo dài1-3 ngày. Khi động dục, âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Sau khi phát hiện thấy triệu chứng động dục bằng cách quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật thì sau 18-36 giờ cho dê giao phối là thích hợp. Trong sản xuất thường khi phát hiện dê động dục ngày hôm nay thì sáng sớm hôm sau cho giao phối 2 lần sáng và chiều là thích hợp.Phải có sổ theo dõi phối giống để ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và..
Đối với dê cái phối giống lần đầu khi dê đạt tuổi và khối lượng tối thiểu cần thiết, như dê Bách thảo lúc 7-9 tháng tuổi, khối lượng phải đạt 19-20kg.
Trong thực tế sản xuất, thường bỏ qua hai lần động dục đầu tiên sau đó mới phối giống. Đối với dê cái đang sinh sản, thường sau đẻ1,5-2 tháng dê đã phục hồi sức khoẻ và có thể phối giống lại.
Tuyệt đối không cho dê đực giống phối với dê cái là quan hệ chị em ruột hoặc con cháu của dê đực giống đó.
Chu kỳ động dục của dê là 19-21 ngày. Động dục kéo dài1-3 ngày. Khi động dục, âm hộ hơi sưng đỏ hồng, chảy dịch nhờn, kêu la bỏ ăn, nhảy lên lưng con khác, nếu đang tiết sữa thì giảm sữa đột ngột. Sau khi phát hiện thấy triệu chứng động dục bằng cách quan sát theo dõi hoặc sử dụng đực đeo bao dương vật thì sau 18-36 giờ cho dê giao phối là thích hợp. Trong sản xuất thường khi phát hiện dê động dục ngày hôm nay thì sáng sớm hôm sau cho giao phối 2 lần sáng và chiều là thích hợp.
Phải có sổ theo dõi phối giống để ghi chép ngày phối, kết quả phối giống và dự định ngày dê đẻ để đỡ đẻ cho dê.
Dê bị ngã nước
Trong điều kiện bình thường, môi trường sống ổn định, sức đề kháng của dê rất tốt, dê khỏe mạnh, ít dịch bệnh... Nhưng khi mua dê ở địa phương khác về nuôi thì môi trường sống mới như khí hậu, chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, bày đàn, thức ăn, nước uống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng...
bị thay đổi. Nếu thay đổi đột ngột thì sức đề kháng của dê sẽ suy giảm, dễ nhiễm bệnh, nhất là bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, sình bụng, tiêu chảy, viêm ruột, viêm ruột hoại tử... trong dân gian thường gọi dê bị ngã nước hay chối nước, dê có thể bị chết hàng loạt.
Cách khắc phục
- Nên nhập dê về nuôi vào thời điểm môi trường thời tiết khí hậu nơi mua và nơi bán tương đồng.
- Chuồng trại và dụng cụ phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, mát mẻ và vệ sinh thú y... Nếu có điều kiện nên treo xung quanh chuồng những hình ảnh quen thuộc, nhằm đảm bảo cho đàn dê yên tâm và quen dần với môi trường sống mới.
- Nên nhập dê về nuôi vào mùa vụ có nguồn thức ăn, nước uống giữa nơi mua và nơi bán tương đồng nhất. Nếu có điều kiện nên sử dụng thức ăn, nước uống nơi bán một thời gian và sau đó thay đổi từ từ. Thức ăn phải cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố và đảm bảo vệ sinh, không có trứng giun sán và mầm bệnh... Nên sử dụng các loại lá cây có thân cao cách xa mặt đất như lá chuối, lá sắn dây, đỗ ván, keo dậu (me dại), mơ lông, lá chè tươi (bã chè tươi sau khi pha nước uống, phơi khô cho ăn dần rất tốt)... Các loại rau muống, bắp cải, su hào, hạn chế không cho ăn nhiều. Nếu thiếu các loại lá thân cao thì phải cho ăn các loại rau, nhưng phải rửa sạch và phơi tái trước khi cho ăn. Các loại rau cỏ, củ quả chứa nhiều nước hơn lá cây, cho dê ăn dễ bị rối loạn tiêu hóa. Các loại rau cỏ mọc gần mặt đất thường dính nấm, mầm bệnh và trứng giun sán... cho dê ăn dễ bị mắc bệnh và chết...
- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phải thay đổi từ từ. Tuy nhiên, phải chăm sóc nuôi dưỡng dê mới mua về thật chu đáo, nhằm nâng cao sức đề kháng, chống stress gây hại cho dê.
Bổ sung kháng sinh và sinh tố nhằm nâng cao sức đề kháng, chống stress gây hại cho dê: Bổ sung kháng sinh và sinh tố theo liều phòng, nhằm nâng cao sức đề kháng cho dê mới mua về trong thời gian 1 vài tháng theo liệu trình: Dùng thuốc 3 ngày nghỉ 7 -10 ngày, sau đó lại dùng thuốc 3 ngày nghỉ 7 - 10 ngày và cứ thế cho đến khi đàn dê ổn định. Liều phòng chỉ bằng 1/3 - 1/2 liều điều trị.
Thực hiện tốt chương trình 3 sạch: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch và thực hiện tốt chương trình vệ sinh thú y nhằm nâng cao sức đề kháng, chống stress cho dê.