Phòng bệnh cá nuôi ao mùa nước nổi
Được đăng : 13-12-2016 13:54:00
Sau cây lúa, chăn nuôi thủy sản là thế mạnh thứ hai trong sản xuất nông nghiệp của An Giang. Những năm gần đây, bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng nhiều mô hình chăn nuôi thủy sản, góp phần đưa lĩnh vực chăn nuôi này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của ngành Nông nghiệp. Nhất là từ sau đợt tranh chấp chống phá giá cá da trơn của Mỹ, thị trường cá tra, ba sa không chỉ đứng vững mà còn mở rộng đến các châu lục, mở ra nhiều triển vọng cho nghề chăn nuôi thủy sản.Chưa lúc nào người chăn nuôi thủy sản ở tỉnh ta phấn khởi như hiện nay, bởi vì giá cá thương phẩm tiêu thụ hợp lý đảm bảo cho người chăn nuôi thu được lợi nhuận cao. Theo số liệu thống kê cuối năm 2003 của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh có 4.123 bè cá, 2.530 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 1.790 ha diện tích ao nuôi cá, tăng hơn 50% so với 2 năm trước đó. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, trong khi đó cán bộ kỹ thuật chuyên ngành lại thiếu, mới đây ngành Nông nghiệp đã thông qua quy hoạch phát triển chăn nuôi..
Sau cây lúa, chăn nuôi thủy sản là thế mạnh thứ hai trong sản xuất nông nghiệp của An Giang. Những năm gần đây, bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng nhiều mô hình chăn nuôi thủy sản, góp phần đưa lĩnh vực chăn nuôi này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP của ngành Nông nghiệp. Nhất là từ sau đợt tranh chấp chống phá giá cá da trơn của Mỹ, thị trường cá tra, ba sa không chỉ đứng vững mà còn mở rộng đến các châu lục, mở ra nhiều triển vọng cho nghề chăn nuôi thủy sản.
Chưa lúc nào người chăn nuôi thủy sản ở tỉnh ta phấn khởi như hiện nay, bởi vì giá cá thương phẩm tiêu thụ hợp lý đảm bảo cho người chăn nuôi thu được lợi nhuận cao. Theo số liệu thống kê cuối năm 2003 của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh có 4.123 bè cá, 2.530 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có 1.790 ha diện tích ao nuôi cá, tăng hơn 50% so với 2 năm trước đó. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, trong khi đó cán bộ kỹ thuật chuyên ngành lại thiếu, mới đây ngành Nông nghiệp đã thông qua quy hoạch phát triển chăn nuôi thủy sản năm 2004 nhằm hướng tới tính bền vững của ngành. Ngoài lực lượng cán bộ kỹ thuật hiện có, ngành Nông nghiệp tỉnh còn kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp đưa cán bộ kỹ thuật cùng với ngành làm công tác khuyến nông cung cấp những kiến thức cơ bản giúp cho người dân nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả hơn. Kỹ sư Ðặng Hồng Ðức, Trưởng bộ phận thủy sản Công ty Liên doanh Bio - Pharmachemie cho biết: Những yếu tố quyết định thành công nuôi cá ao đó là quản lý chăm sóc tốt môi trường nước trong ao, cần dọn sạch ao và diệt khuẩn trước khi thả cá bằng cách dùng từ 50 đến 100 ký vôi bón nền đáy cho 1.000 mét vuông ao. Khi nuôi cá cần chú ý thức ăn nhân tạo hay tự chế phải đảm bảo 25% đạm nếu tự xét thấy khẩu phần ăn thiếu có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng hoặc Vitamine trộn vào thức ăn giúp cá tăng trọng và tăng cường sức đề kháng cho cá.
Qua đợt khảo sát gần đây của giới chuyên môn thì người chăn nuôi vẫn chưa am hiểu tường tận về kỹ thuật chăn nuôi cá ao hầm, nhất là chưa nắm vững việc phòng ngừa bệnh khi gặp những tác động của môi trường đã làm cho thủy sản mắc bệnh chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.
Theo một số nhà chuyên môn ngành Thủy sản cho biết: Thời điểm nước quay, cá nuôi ao thường mắc một số bệnh chủ yếu như bệnh đốm đỏ, bệnh ngoại ký sinh, bệnh vàng thịt và bệnh nổi đầu của cá. Qua khảo sát các hộ chăn nuôi trong tỉnh cho thấy, đa số bà con nông dân không nắm vững những tác động của môi trường nước và lượng thức ăn hàng ngày để điều chỉnh hợp lý, đến khi cá mắc bệnh sử dụng thuốc phòng trị không đúng cách nên hiệu quả trị bệnh cho cá không cao. Ðể phòng trị một số bệnh thường gặp trên cá nuôi ao hiện nay, kỹ sư Ðặng Hồng Ðức khuyến cáo bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật là: Ðối với bệnh gan có mủ thường xảy ra thời gian nước quay, ký sinh lây từ nguồn nước tự nhiên, do vậy bà con cần sát trùng, diệt khuẩn trong ao, đồng thời dùng Sobbitoll để nâng kháng thể cho cá. Ðối với bệnh ngoại ký sinh bà con có thể dùng Dematil để xử lý 10 ngày 1 lần sẽ diệt tế bào ký sinh bám trên vây cá. Riêng hiện tượng cá bị vàng, bà con không nên dùng bột gòn làm chất kết dính trong thức ăn và hạn chế dùng thức ăn tươi trong giai đoạn cá bị vàng, cần thay nước thường xuyên nhằm cải thiện môi trường ao. Trong giai đoạn cuối kỳ nuôi đáy ao rất dơ, bà con thấy hiện tượng cá nổi đầu, do vậy cần dùng một số chế phẩm sinh học để xử lý đáy ao và quan tâm đến nguồn cung cấp nước cho ao để môi trường sạch sẽ, hạn chế bệnh nổi đầu trên cá.
Hy vọng, từ những thông tin về cách phòng trị bệnh cá trên sẽ phần nào giúp cho bà con nông dân đang tham gia nuôi trồng thủy sản trong tỉnh có thêm kiến thức bổ ích phục vụ cho chăn nuôi của mình đạt hiệu quả cao hơn.