Phòng ngừa dịch bệnh tổng hợp trong nông nghiệp 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
Phòng trừ tổng hợp sâu hại viết tắt là IPM (nguồn gốc từ tiếng Anh là Integrated pest management). Được định nghĩa là sự sử dụng các nguyên tắc sinh thái hợp lý để giữ cho các quần thể dịch hại phát trển dưới ngưỡng hại kinh tế.Có thể hiểu như sau: Dựa trên các đặc điểm về sinh vật học, sinh thái học của từng loài sâu hại, cấu tạo quần thể sinh vật trong từng vùng địa lý để phối hợp một cách hợp lý các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Có nghĩa là tuỳ từng loài sâu bệnh trên từng đối tượng cây trồng, thời gian sinh trưởng, giai đoạn phát triển của sâu hại, tuỳ vào điều kiện ngoại cảnh ở vùng đó, đồng thời phải điều tra số lượng các loài thiên địch (côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh…). Trên cơ sở các thông số thu được, phân tích các dữ..

Phòng trừ tổng hợp sâu hại viết tắt là IPM (nguồn gốc từ tiếng Anh là Integrated pest management). Được định nghĩa là sự sử dụng các nguyên tắc sinh thái hợp lý để giữ cho các quần thể dịch hại phát trển dưới ngưỡng hại kinh tế.
Có thể hiểu như sau: Dựa trên các đặc điểm về sinh vật học, sinh thái học của từng loài sâu hại, cấu tạo quần thể sinh vật trong từng vùng địa lý để phối hợp một cách hợp lý các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Có nghĩa là tuỳ từng loài sâu bệnh trên từng đối tượng cây trồng, thời gian sinh trưởng, giai đoạn phát triển của sâu hại, tuỳ vào điều kiện ngoại cảnh ở vùng đó, đồng thời phải điều tra số lượng các loài thiên địch (côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh…). Trên cơ sở các thông số thu được, phân tích các dữ liệu để xác định nên sử dụng một hay nhiều biện pháp phối hợp và tiến hành phối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, đồng thời đảm bảo an toàn cho môi trường.
Ở biện pháp này không diệt trừ hoàn toàn các loài sâu hại mà vẫn chấp nhận sự tồn tại của sâu hại trên đồng ruộng với một số lượng nào đó để quần thể sinh vật gây hại không vượt quá ngưỡng gây hại kinh tế.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp không chỉ tác động vào các loài sâu hại chủ yếu mà còn xét đến cả phức hệ các loài sinh vật trong hệ sinh thái có quan hệ với nhau và ảnh hưởng đến sự biến động số lượng cá thể của các quần thể trong hệ sinh thái cây trồng nói riêng và trong toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.
Để đạt được yêu cầu trên cần phải tiến hành đầy đủ các bước sau:
- Nghiên cứu hệ sinh thái, thổ nhưỡng từng loại cây trồng trong mối quan hệ với sinh vật có ích và có hại. Phải nghiên cứu khả năng đề kháng của môi trường đối với sâu, bệnh và cỏ dại.
- Nghiên cứu những biện pháp làm giàu thêm hệ sinh vật có ích trong quần xã.
- Tách được các giống cây chịu sâu bệnh và sử dụng chúng với từng khu vực, từng phân vùng (phù hợp với khí hậu, đất đai, có ưu thế hoặc có khả năng kháng một số loài sâu bệnh phổ biến ở vùng đó).
- Sản xuất và vận dụng các chế phẩm sinh học, chế phẩm từ thảo mộc. Nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hoá học ít độc đặc biệt cho các vùng trồng rau.
- Nghiên cứu các loại thuốc trừ sâu với có tính chọn lọc cao tác động nhanh và mạnh ít ảnh hưởng tới côn trùng có ích.
- Nghiên cứu thời điểm phù hợp sử dụng thuốc với liều lượng phù hợp, phương pháp phù hơp.
- Nghiên cứu các kỹ thuật sử dụng thuốc mới nhằm làm đơn giản các thao tác pha chế ảnh hưởng tới môi trường.
- Nghiên cứu các phương pháp dự tính, dự báo sâu bệnh có hiệu quả.
- Theo dõi và đánh giá tình hình phát triển sâu bênh thường xuyên để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.