Phòng trị sâu nhớt và dòi đục nụ hại cây có múi
Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Sâu nhớt (Clitea metallica Chen) thường xuất hiện rất sớm, từ giữa tháng 2, sinh nở nhanh, dễ trở thành dịch lớn, phá trụi hết lộc non, lá non và quả non.Sâu trưởng thành có cánh cứng màu xanh đenS, ánh kim loại. Thân dài khoảng 4cm. Con trưởng thành thường nghỉ đông ở các kẽ nứt của vỏ gốc cây. Từ tháng 1 - 3, khi lộc xuân bắt đầu phát triển thì chúng bay ra, đẻ từng đôi trứng vào các lá còn non. Con cái có thể đẻ tới 500 - 700 trứng. Trứng hình ô van, dài 0,6 mm, màu trắng, sau chuyển thành màu vàng rồi vàng nâu là lúc trứng sắp nở thành sâu non. Đẻ xong trứng, con trưởng thành tiết ra một chất dịch phủ toàn bộ trứng để bảo vệ.Sâu non thường nở vào tháng 2-3-4, ở tuổi cuối dài khoảng 6mm. Sâu non ưa ăn các mô mềm trên lộc, lá non và quả non. Nếu sâu ăn từ mặt trên lá xuống dưới thì gây thủng lỗ chỗ; nếu ăn từ mặt dưới lá lên trên thì chừa lại một..
Sâu nhớt (Clitea metallica Chen) thường xuất hiện rất sớm, từ giữa tháng 2, sinh nở nhanh, dễ trở thành dịch lớn, phá trụi hết lộc non, lá non và quả non.
Sâu trưởng thành có cánh cứng màu xanh đenS, ánh kim loại. Thân dài khoảng 4cm. Con trưởng thành thường nghỉ đông ở các kẽ nứt của vỏ gốc cây. Từ tháng 1 - 3, khi lộc xuân bắt đầu phát triển thì chúng bay ra, đẻ từng đôi trứng vào các lá còn non. Con cái có thể đẻ tới 500 - 700 trứng. Trứng hình ô van, dài 0,6 mm, màu trắng, sau chuyển thành màu vàng rồi vàng nâu là lúc trứng sắp nở thành sâu non. Đẻ xong trứng, con trưởng thành tiết ra một chất dịch phủ toàn bộ trứng để bảo vệ.
Sâu non thường nở vào tháng 2-3-4, ở tuổi cuối dài khoảng 6mm. Sâu non ưa ăn các mô mềm trên lộc, lá non và quả non. Nếu sâu ăn từ mặt trên lá xuống dưới thì gây thủng lỗ chỗ; nếu ăn từ mặt dưới lá lên trên thì chừa lại một màng trắng. Sâu non ăn đến đâu tiết ra một chất dịch nhầy và dính làm cho các lá héo khô và rụng. Nếu gây hại nhẹ trên quả non thì tạo thành những vết sẹo làm quả bị dị hình khi lớn; nếu gây hại nặng quả sẽ rụng.
Sau 20 ngày, sâu non bò dọc theo thân cây xuống đất hoặc các kẽ nứt ở gốc cây để làm nhộng. Thêm 7 ngày nhộng sẽ hoá thành bướm trưởng thành bay đi.
Dòi đục nụ, đục hoa (Contarina sp.) là một trong những đối tượng gây hại nghiêm trọng các vườn cây ăn quả có múi, chủ yếu vào thời kỳ cây đang ra hoa. Con trưởng thành có cánh phấn màu trắng rất nhỏ, thường sống trong các nách lá, tán lá rậm hoặc ở gốc cây. Đầu tháng 2, chúng đẻ trứng vào các mầm hoa.
Vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, khi mầm hoa phát triển thành nụ thì trứng nở thành dòi (sâu non) dài 0,1 - 0,2mm, màu trắng trong. Dòi sẽ đục phá bầu nhị cái trong hoa làm hoa trương to. Sau đó hoa bị thối và rụng. Con trưởng thành đẻ rất nhiều trứng (400 - 500 quả) nên khi nắng ấm lên (vào cuối tháng 3), dòi nở rất nhiều và nhanh nên mức độ gây hại lớn.
Biện pháp phòng trừ:
- Sâu nhớt rất dễ diệt trừ, thậm chí mưa to sâu cũng bị rửa trôi và chết hàng loạt. Kinh nghiệm một số nơi như ở Nghệ An, nông dân dùng tro bếp vấy lên tán lá, sâu cũng chết hàng loạt do bị dính tro. Tuy nhiên, do sâu nhớt có tốc độ sinh sôi nảy nở nhanh và mức phá hại khá lớn, nhiều khi phòng trừ không kịp nên cần lưu ý:
+ Những vùng năm trước đã bị hại nặng thì ngay từ tháng 12 cần làm vệ sinh xung quanh gốc cây và phun các loại thuốc trừ sâu dạng tiếp xúc để diệt con trưởng thành.
+ Lứa phá hại nghiêm trọng nhất của sâu nhớt là vụ xuân, cần phun một trong các loại thuốc trừ sâu như Selecron 500 ND, Ofatox 400 EC, Regent 800 WG, pha nồng độ 0,1% (10cc/bình 10l), phun kịp thời khi lộc non mới nhú bằng hạt gạo; phun lần 2 vào 15 ngày tiếp theo. Có thể phun lần 3 vào tháng 4 khi thấy sâu non gây hại trên quả non. Các lứa sâu nhớt phát sinh trong vụ hè không đáng kể vì có thể bị các thiên địch ăn thịt hoặc không còn lộc non để ăn nên không cần phải phun thuốc nữa.
- Đối với dòi đục nụ, đục hoa, có thể phun kỹ 2 lần: lần 1 vào cuối tháng Giêng, đầu tháng 2 để diệt con trưởng thành; lần 2 vào khoảng tháng 3 (trước khi hoa nở) để diệt sâu non gây hại nụ và hoa.
Chú ý: Khi hoa đang nở rộ phải ngừng phun thuốc để tránh làm rụng hoa và ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa. Sau khi hoa nở rộ, nếu thấy vẫn còn nhiều dòi thì có thể phun thêm một lần nữa.