Phòng trừ một số sâu hại phổ biến trên dứa
Được đăng : 13-12-2016 12:38:37
1. Rệp sáp phấn (Dysmicoccus brevipes)- Rệp trưởng thành hình bầu dục dài khoảng 3 mm, không cánh, thân mềm màu hồng, chung quanh có nhiều sợi tua sáp trắng, bên ngoài phủ lớp bột sáp trắng trên thân.- Rệp sáp đẻ trứng thành ổ. Rệp non mới nở rất nhỏ, chưa có sáp trắng, bò đi tìm chổ thích hợp để sinh sống. Rệp sáp thường cộng sinh với kiến, kiến tha rệp phát tán rộng ra trong vườn dứa.- Rệp sáp tấn công trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và trái của cây dứa.Rệp sáp chích hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, lá vàng và khô. Trong khi chích hút nhựa, chúng thải ra chất..
1. Rệp sáp phấn (Dysmicoccus brevipes)
- Rệp trưởng thành hình bầu dục dài khoảng 3 mm, không cánh, thân mềm màu hồng, chung quanh có nhiều sợi tua sáp trắng, bên ngoài phủ lớp bột sáp trắng trên thân.
- Rệp sáp đẻ trứng thành ổ. Rệp non mới nở rất nhỏ, chưa có sáp trắng, bò đi tìm chổ thích hợp để sinh sống. Rệp sáp thường cộng sinh với kiến, kiến tha rệp phát tán rộng ra trong vườn dứa.
- Rệp sáp tấn công trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và trái của cây dứa.Rệp sáp chích hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, lá vàng và khô. Trong khi chích hút nhựa, chúng thải ra chất đường mật làm hấp dẫn kiến và nấm bồ hóng làm cho cây càng kém phát triển trầm trọng. Ngoài ra, chúng còn là môi giới truyền virus gây ra bệnh héo đỏ lá dứa, một bệnh rất quan trọng ở các vùng chuyên canh dứa.Tác hại của rệp sáp thể hiện phổ biến trong mùa khô.
- Rệp sáp sinh sản rất nhanh, phát triển nhiều trong thời tiết nóng và ẩm. Vòng đời 40-60 ngày.
- Phòng trị:
+ Vệ sinh vườn dứa, nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị hại nặng.
+ Nhúng gốc cây con trước khi trồng vào dung dịch thuốc Oncol 20EC (pha 40 ml trong 10 lít nước).
+ Phun thuốc lên cây vào đầu và cuối mùa mưa: Nurelle D 25/2.5EC,Oncol 20EC (25-30ml/ 8 lít nước),Cori 23EC: 20 ml/8 lít nước, Mospilan 3EC (15 ml/ 8 lít nước), Elsan 50EC (30 ml/8 lít nước), Applaud 25SC (8-10 ml/8 lít nước), Dầu khoáng Citrole 96.3EC (40 ml/8 lít nước).
2. Nhện đỏ (Dolichotetranycus sp.)
- Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ khoảng 0,25 mm.
- Chúng thường xuất hiện trong mùa nắng, tập trung vào ngọn lá bị khô héo. Nhện đỏ còn tấn công trên trái non làm trái bị biến dạng, kém phát triển, giảm giá trị thương phẩm.
- Phòng trị:
+ Trong mùa nắng thường xuyên kiểm tra để phát hiện nhện đỏ.
+ Phun thuốc trừ nhện: Kumulus 80DF (25-50 g/8 lít nước), Dầu khoáng Citrole 96.3 EC (40 ml/8 lít nước).
3. Bọ cánh cứng (Antitrogus sp.)
- Bọ cánh cứng sống và đẻ trứng dưới đất.
- Ấu trùng nở ra có màu trắng dài khoảng 35 mm, phá hại bộ rễ làm cây bị héo và dễ đổ ngã.
- Vòng đời của chúng từ 1-2 năm.
- Phòng trị:
+ Xử lý đất trước khi trồng dứa.
+ Tưới thuốc Oncol 20EC (20-25 ml/8 lít nước) hoặc rải thuốc Lorsban 15G (10 kg/ha) vào gốc dứa.