Phương pháp bảo vệ gia sức mùa lũ 

Được đăng : 13-12-2016 13:47:30
Mùa bão lụt, nước ngập tràn nên nguồn thức ăn xanh cho vật nuôi rất khó khăn, thời tiết ẩm ướt cũng là điều kiện để bệnh dịch phát triển.Vì vậy, bà con cần phải có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, để hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc nuôi.Tiêm ngừa dịch bệnhĐây là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng... cho đàn gia súc hữu hiệu.Đối với bệnh lở mồm long móng: Tiêm vaccin cho trâu, bò lúc 4 tuần tuổi trở lên, 4 tuần sau đó nhắc lại. Tiêm phòng cho heo con 15 ngày tuổi trở lên và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. Heo nái và heo đực giống tiêm phòng 2 lần/năm. Riêng heo nái cần nhắc lại trước khi đẻ 2-3 tuần để tăng khả năng miễn dịch cho heo con qua sữa mẹ.Đối với bệnh dịch tả heo: Do chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm..

Mùa bão lụt, nước ngập tràn nên nguồn thức ăn xanh cho vật nuôi rất khó khăn, thời tiết ẩm ướt cũng là điều kiện để bệnh dịch phát triển.
Vì vậy, bà con cần phải có biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh, để hạn chế dịch bệnh cho đàn gia súc nuôi.
Tiêm ngừa dịch bệnh
Đây là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng... cho đàn gia súc hữu hiệu.
Đối với bệnh lở mồm long móng: Tiêm vaccin cho trâu, bò lúc 4 tuần tuổi trở lên, 4 tuần sau đó nhắc lại. Tiêm phòng cho heo con 15 ngày tuổi trở lên và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. Heo nái và heo đực giống tiêm phòng 2 lần/năm. Riêng heo nái cần nhắc lại trước khi đẻ 2-3 tuần để tăng khả năng miễn dịch cho heo con qua sữa mẹ.
Đối với bệnh dịch tả heo: Do chưa có thuốc đặc trị nên việc tiêm phòng bằng vaccin đặc biệt quan trọng. Với heo nái nên tiêm phòng 2 lần/năm, trước lúc phối giống; tiêm cho heo con lúc 20 ngày tuổi, sau cai sữa phải tiêm nhắc lại.
Đối với bệnh tụ huyết trùng: Với bê nghé phải tiêm phòng lúc được 6 tháng tuổi, sau 6 tháng phải tiến hành tiêm chủng lại. Với trâu, bò sinh sản, cày kéo cần phải tiêm phòng 2 lần/năm. Riêng với heo cần tiêm phòng ngay vaccin tụ huyết trùng và trước khi tách đàn 4-5 tháng tiêm lại lần 2.
Vệ sinh sát trùng chuồng trại
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại là hết sức cần thiết, góp phần đáng kể vào ngăn ngừa dịch bệnh. Khi vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần chú ý:
Tiêu độc cơ học: Phải dọn sạch toàn bộ những chất hữu cơ trong chuồng trại, cọ rửa máng ăn, máng uống...
Tiêu độc vật lý: Sau khi quét dọn sạch sẽ, có thể dùng nước sôi, lửa... để diệt các tác nhân gây bệnh đang tồn tại trong chuồng; dùng các loại hoá chất sát trùng như: Biodine, Vickon... Khi sử dụng, bà con cần xem kỹ hướng dẫn trên nhãn mác. Nên chọn những loại thuốc sát trùng có phổ rộng để giết được nhiều loại vi khuẩn, vi sinh, nấm..., thời gian tiêu trùng nhanh, hoạt lực kéo dài, ổn định, chi phí thấp.
Chăm sóc đàn gia súc
Đây là giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc hộ gia đình, hạn chế dịch bệnh.
Do thời tiết mưa lũ bất thường, cỏ cây bị ngập úng nên nguồn thức ăn xanh bị hạn chế. Nên nông dân cần chú ý chủ động dự trữ nguồn thức ăn xanh, có thể ủ chua cỏ hoặc thân cây bắp để đảm bảo nguồn thức ăn cho trâu, bò. Bà con cũng lưu ý cung cấp thêm cho gia súc nguồn thức ăn tinh để chúng có thêm dinh dưỡng cần thiết chống chọi với điều kiện thời tiết bất lợi.
Hãy quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho gia súc thật tốt, có đủ thức ăn, nước uống, hạn chế người ra vào chuồng trại, rắc vôi bột quanh chuồng, các lối đi. Không thải nước bẩn ra môi trường xung quanh.
Theo dõi sức khoẻ vật nuôi hàng ngày, nếu thấy gia súc có biểu hiện bệnh phải báo ngay cho cơ sở thú y. Phải tuân thủ theo quy định của thú y để hạn chế dịch bệnh xảy ra, tránh để lây lan dịch bệnh, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.