Phương pháp cải tạo vườn tạp
Được đăng : 13-12-2016 16:26:16
Thay thế cây tạp bằng một số loại cây mới có tính chọn lọc cao. Không nôn nóng chặt hết các loại cây cũ mà từng bước trồng xen thay dần những cây mới vào. Cây mới phát triển đến đâu tỉa cành cây cũ đến đó để cây mới phát triển. Đến khi cây mới đủ sức mới loại bỏ hẳn. Nên ghép những cây cùng loại còn tốt lên gốc những cây cũ mọc khoẻ. Về cải tạo giống và chọn cây trồng phải đạt các yêu cầu: cây cho năng suất và chất lượng, có khả năng chống chịu thời tiết bất lợi và sâu bệnh. Nên chọn những cây chiết ghép có chất lượng, được thị trường ưa chuộng.Cải tạo đất và tưới - tiêuĐất vườn tạp ít được cải tạo nên thường bị chai cứng, thiếu dinh dưỡng, mưa..
Thay thế cây tạp bằng một số loại cây mới có tính chọn lọc cao. Không nôn nóng chặt hết các loại cây cũ mà từng bước trồng xen thay dần những cây mới vào. Cây mới phát triển đến đâu tỉa cành cây cũ đến đó để cây mới phát triển. Đến khi cây mới đủ sức mới loại bỏ hẳn. Nên ghép những cây cùng loại còn tốt lên gốc những cây cũ mọc khoẻ. Về cải tạo giống và chọn cây trồng phải đạt các yêu cầu: cây cho năng suất và chất lượng, có khả năng chống chịu thời tiết bất lợi và sâu bệnh. Nên chọn những cây chiết ghép có chất lượng, được thị trường ưa chuộng.
Cải tạo đất và tưới - tiêu
Đất vườn tạp ít được cải tạo nên thường bị chai cứng, thiếu dinh dưỡng, mưa dễ bị úng. Nên cày xới, rải thảm thực vật, bón phân chuồng hoai và phân vô cơ cân đối cho cây. Đất thấp bị úng nên trồng cây chịu úng. Đất cao trồng cây chịu hạn. Đất vườn có nhiều cát giữ màu kém, bị nén chặt cần đổ thêm bùn ao, phù sa, trộn thêm vôi; vườn đất thịt nặng cần đổ thêm cát, cát pha, bón thêm phân chuồng, vôi, lân để giảm độ chua.
Bố trí cây trồng
Bố trí cây trồng theo quy hoạch. Khu đất thấp, cao nên bố trí cây trồng mới với cây trồng cũ thành hàng - nanh sấu theo mô hình nông - lâm kết hợp, bố trí cây ăn quả (cây lấy gỗ) ở khu đất có độ dốc cao song song với đường bình độ. Phần đất thấp tiếp theo bố trí những băng cây nông nghiệp. Giữa băng nông nghiệp nên trồng những hàng cây xanh cải tạo đất như: cây đậu săn (đậu triều), cây cốt khí. Có thể trồng xen canh cây họ đậu dưới những cây ăn quả chưa phủ tán. Sau thời gian ngắn, thu hoạch cây họ đậu mà không ảnh hưởng đến cây ăn quả. Tầng cây, tán cây đan xen vừa phải cũng có tác dụng, ví dụ băng cây xoài xen băng cây nhãn, hạn chế được sâu bệnh lây lan. Cách trồng gối cũng được áp dụng, ví dụ: vườn na, đu đủ, mía sắp cỗi, ta có thể trồng vải, nhãn (hoặc một số cây ăn quả khác) bên cạnh để chờ thời gian loại bỏ na, đu đủ, mía, rồi sẽ thu hoạch vải, nhãn (hoặc một số cây ăn quả khác). Cũng có thể trồng những hàng dứa ta, sả, nghệ, gừng dưới tán rừng cây ăn quả (cây lấy gỗ) có tác dụng chống xói mòn và cải tạo đất.
Để cải tạo vườn tạp có kết quả, người làm vườn phải thông thạo kinh nghiệm chăm sóc bảo vệ, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thì vườn mới mang lại hiệu quả.