Phương pháp cho xoài ra hoa, đậu quả theo ý muốn
Được đăng : 13-12-2016 12:32:34
Tình trạng rớt giá, dội chợ ứ thừa trái cây vào thời kỳ chính vụ đã khiến nông dân gặp những thiệt hại không nhỏ. Giải pháp tháo gỡ khó khăn này cho các nhà vườn là tìm cách xử lý cho cây ra quả trái vụ. Sau đây là một số cách xử lý cho cây xoài.Khoanh vỏ: Các tỉnh phía Nam xoài nở hoa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Còn ở phía Bắc xoài thường ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Vì vậy, công việc khoanh vỏ được tiến hành trước 1 tháng khi cây bắt đầu ra hoa. Thời điểm này, cây đã tích luỹ đủ chất dinh dưỡng và bắt đầu quá trình phân hoá mầm hoa.Tỉa chùm hoa: Cây xoài thường ra hoa rất nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho cây bị cạn kiệt dinh dưỡng và không đủ dinh dưỡng cho quá trình phân..
Tình trạng rớt giá, dội chợ ứ thừa trái cây vào thời kỳ chính vụ đã khiến nông dân gặp những thiệt hại không nhỏ. Giải pháp tháo gỡ khó khăn này cho các nhà vườn là tìm cách xử lý cho cây ra quả trái vụ. Sau đây là một số cách xử lý cho cây xoài.
Khoanh vỏ: Các tỉnh phía Nam xoài nở hoa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Còn ở phía Bắc xoài thường ra hoa từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Vì vậy, công việc khoanh vỏ được tiến hành trước 1 tháng khi cây bắt đầu ra hoa. Thời điểm này, cây đã tích luỹ đủ chất dinh dưỡng và bắt đầu quá trình phân hoá mầm hoa.
Tỉa chùm hoa: Cây xoài thường ra hoa rất nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho cây bị cạn kiệt dinh dưỡng và không đủ dinh dưỡng cho quá trình phân hoá mầm hoa cho năm sau. Để điều hoà dinh dưỡng cho cây, cần tỉa hoa vào những năm được mùa và chỉ tiến hành tỉa trên những chùm hoa đã phát triển đầy đủ, tỉa từng chùm trên các cành lớn của cây vào lúc ra hoa chính vụ, kết hợp cắt tỉa bớt độ dài của cành mang hoa. Cách làm này giúp xoài ra hoa muộn hơn chính vụ 1-2 tháng.
Hun khói: Giống như một số cây ăn quả, hun khói có tác dụng kích thích cho xoài ra hoa trái vụ. Cách làm: lấy rơm rạ ẩm, cỏ rác hoặc cành cây còn tươi vun thành đống dưới các gốc xoài rồi đốt và để cháy âm ỉ trong 12 giờ, sao cho khói toả khắp các tán lá. Tiến hành đốt lặp đi lặp lại trong 2 tuần liền. Cách làm này thường xử lý trước hai tháng khi cây bắt đầu nở hoa tự nhiên để kích thích ra hoa sớm. Sau khi xử lý khoảng 1 tháng cây có thể ra hoa.
Phun KNO3: Việc xử lý bằng nitrakali (KNO3) nồng độ 4% tác động lên xoài như một tác nhân kích thích ra hoa, phá ngủ cho mầm. Trước khi phun KNO3 một tháng phải xiết nước, ngưng tưới, để đất khô hoàn toàn. Trước khi kích thích ra hoa 15-20 ngày cần xử lý bằng MKP (0-52-34) để ngăn cây ra lá non, phun lại chất này 14 ngày sau đó. Liều lượng 100-200g KNO3/10 lít nước/cây. 5 ngày sau phun lần 1 nếu thấy triệu chứng ra hoa phun tiếp lần 2 liều lượng như lần 1. Khoảng 1 tuần sau phun, đỉnh chồi sẽ nhú mầm phát hoa. 7 ngày sau khi nhú mầm hoa sẽ phát triển thành chùm hoa. Sau 4 ngày nữa hoa sẽ nở (thời gian này không được sử dụng thuốc BVTV).
Xử lý bằng chất Paclobutrazol: Đây là chất thuộc nhóm gibberillin tổng hợp, lượng dùng là 4g/cây. Chất Paclobutrazol có thể bón vào đất, phun lên lá, tưới vào quanh gốc hoặc tưới nhỏ giọt.
Hạn chế xoài rụng hoa, quả:
- Hiện tượng hoa bị đen, rụng nhiều là do bị bệnh thán thư. Phòng trừ bằng Mancozeb, Antracol 70WD.
- Trái non rụng nhiều là do côn trùng như rầy bông xoài chích hút làm hoa và trái rụng, rệp dính và sâu đục cành đục gãy gié hoa. Xử lý bằng Mipcin, Applaumip, Padan... nồng độ 1-2%. Trường hợp không xuất hiện bệnh nhưng trái vẫn rụng là do mất cân bằng sinh thái dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Nên bổ sung Bayfolan, Miracle growmor. Để hạn chế rụng trái nên phun phân qua lá khi gié hoa chưa trổ và vào các thời kỳ 7-15-45 ngày sau khi cây trổ hoa.