Phương pháp nâng cao chất lượng sữa bò
Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
Chất lượng sữa tươi của bò sữa bị giảm, nghĩa là không đạt tiêu chuẩn chất lượng sữa tươi theo quy định qua kiểm tra chất lượng vệ sinh của sữa như: Màu, mùi, vị, tạp chất, tỷ lệ nhiễm vi sinh, nấm, men, tính acid, tính khúc xạ, độ đậm đặc... và kiểm tra thành phần của sữa như: Tỷ lệ bơ, vật chất khô... sữa không bán được hoặc bán với giá thấp hơn, hiệu quả chăn nuôi không cao, có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò đang khai thác sữa, bò cạn sữa có chửa, kỹ thuật làm cạn sữa, vắt sữa, vệ sinh vắt sữa, bảo quản sữa và vệ sinh phòng bệnh viêm vú.Khẩu phần thức ăn hợp lý cho bò sữa, là khẩu phần đảm bảo những yêu cầu sau: Khẩu phần duy trì: Cứ 100kg thể trọng, cần 1 ĐVTĂ. Khẩu phần sinh trưởng, phát triển và mang thai? Cần 0,5 ĐVTĂ. Khẩu phần sản xuất: Để SX 1 lít sữa cần 0,5 ĐVTĂ. Từ sau lít sữa thứ 6 trở đi, mỗi lít sữa tăng lên cần bổ sung 0,5kg thức ăn hỗn hợp. Trong mỗi ĐVTĂ cần 60g Protein thô. Trong toàn bộ KPTĂ hàng ngày, cần 40 - 50g canxi, 30 - 40g phốt pho, 10 - 20g muối. Nên để sẵn hỗn hợp khoáng có tỷ lệ Ca/p thích hợp cho bò ăn tự do, như đá liếm... Trong tổng số ĐVTĂ hàng ngày, nên cân đối 40 -..
Chất lượng sữa tươi của bò sữa bị giảm, nghĩa là không đạt tiêu chuẩn chất lượng sữa tươi theo quy định qua kiểm tra chất lượng vệ sinh của sữa như: Màu, mùi, vị, tạp chất, tỷ lệ nhiễm vi sinh, nấm, men, tính acid, tính khúc xạ, độ đậm đặc... và kiểm tra thành phần của sữa như: Tỷ lệ bơ, vật chất khô... sữa không bán được hoặc bán với giá thấp hơn, hiệu quả chăn nuôi không cao, có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò đang khai thác sữa, bò cạn sữa có chửa, kỹ thuật làm cạn sữa, vắt sữa, vệ sinh vắt sữa, bảo quản sữa và vệ sinh phòng bệnh viêm vú.
Khẩu phần thức ăn hợp lý cho bò sữa, là khẩu phần đảm bảo những yêu cầu sau: Khẩu phần duy trì: Cứ 100kg thể trọng, cần 1 ĐVTĂ. Khẩu phần sinh trưởng, phát triển và mang thai? Cần 0,5 ĐVTĂ. Khẩu phần sản xuất: Để SX 1 lít sữa cần 0,5 ĐVTĂ. Từ sau lít sữa thứ 6 trở đi, mỗi lít sữa tăng lên cần bổ sung 0,5kg thức ăn hỗn hợp. Trong mỗi ĐVTĂ cần 60g Protein thô. Trong toàn bộ KPTĂ hàng ngày, cần 40 - 50g canxi, 30 - 40g phốt pho, 10 - 20g muối. Nên để sẵn hỗn hợp khoáng có tỷ lệ Ca/p thích hợp cho bò ăn tự do, như đá liếm... Trong tổng số ĐVTĂ hàng ngày, nên cân đối 40 - 50% thức ăn tinh hỗn hợp (khoảng 1 - 1,5% trọng lượng cơ thể) và 50 - 60% thức ăn thô xanh khác (khoảng 10% trọng lượng cơ thể)... Nếu KPTĂ tinh quá cao, thiếu thức ăn thô xanh (thiếu xơ) thì tỷ lệ bơ, vật chất khô bị giảm, chất lượng sữa bị giảm. Ngược lại, nếu KPTĂ thô xanh quá cao, không đảm bảo giá trị dinh dưỡng thì sản lượng sữa giảm. Nếu thay đổi KPTĂ đột ngột bò dễ bị rối loạn tiêu hóa, số lượng và chất lượng sữa sẽ bị giảm...
Kỹ thuật làm cạn sữa và chăm sóc nuôi dưỡng bò cạn sữa có chửa: Kỹ thuật làm cạn sữa và chăm sóc nuôi dưỡng bò cạn sữa có chửa không tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng sữa ở chu kỳ tiết sữa sau. Trong một chu kỳ SX bình thường bò có khoảng cách lứa đẻ 12 - 13 tháng, thời gian vắt sữa 9 - 11 tháng và thời gian bò cạn sữa kéo dài khoảng 2 tháng (tính đến ngày đẻ). Việc cạn sữa cho bò dễ hay khó tùy theo năng suất sữa. ở những bò cao Sản nếu không làm cạn sữa đúng kỹ thuật thì rất dễ gây ra bệnh viêm vú. Làm cạn sữa phải đảm bảo yêu cầu cho bò mẹ vẫn phát triển bình thường, không bị viêm vú và bào thai phát triển tốt. Trung bình, thời gian làm cạn sữa mất khoảng 7 - 10 ngày đối với những con có năng suất cao và 3- 4 ngày đối với những con có năng suất thấp.
Kỹ thuật làm cạn sữa như sau:
Giảm số lần vắt sữa từ bình thường 2 lần/ngày xuống 1 lần/ngày, sau đó vắt sữa cách nhật; hạn chế những tác nhân kích thích tiết sữa như thay đổi thời gian vắt sữa, vị trí vắt, địa điểm vắt, người vắt, thời gian cho ăn... giảm dần lượng thức ăn trong khẩu phần, nhất là thức ăn tinh, thức ăn thô xanh nhiều nước và giảm nước uống. Để đề phòng viêm vú có thể bơm mỡ kháng sinh vào tất cả các núm vú; thông thường giai đoạn cạn sữa là giai đoạn bò đang mang thai vào giai đoạn cuối. Cho nên, một mặt phải đảm bảo cho thai phát triển bình thường, mặt khác phải đảm bảo cho bò mẹ tích lũy dinh dưỡng cho chu kỳ tiết sữa tiếp theo. Chính vì vậy, sau khi làm cạn sữa phải đảm bảo khẩu phần thức ăn cho bò cạn sữa. Trong thời gian bò cạn sữa cho ăn khẩu phần duy trì cộng với nhu cầu mang thai vào hai tháng chửa cuối cùng. Nếu là bò tơ có chửa thì ngoài hai nhu cầu trên phải cung cấp thêm khẩu phần thức ăn giúp bò phát triển đạt được khối lượng cơ thể trưởng trành.
Bảo quản sữa sau khi vắt: Sữa là một sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Sữa mới vắt ra có nhiệt độ khoảng 35 - 360C. Trong thực tế, cho dù chúng ta có thực hiện các biện pháp vệ sinh vắt sữa rất nghiêm ngặt thì trong sữa bao giờ cũng có một lượng vi khuẩn nhất định. Nhiệt độ và chất dinh dưỡng của sữa là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn này sinh sôi, phát triển. Chính vì vậy, trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm của nước ta phải hết sức chú trọng đến việc bảo quản sữa. Nếu không, chỉ sau 5 - 6 giờ là sữa có thể bị chua và không dùng được nữa. Tốt nhất sau khi vắt nên đưa đi chế biến hoặc bảo quản ở kho lạnh 3 - 50C càng sớm càng tốt.
Ở những nơi xa trạm thu mua sữa có thể áp dụng biện pháp bảo quản lạnh đơn giản là ngâm cả bình sữa đã đậy nắp cẩn thận vào bể nước hoặc ngâm vào nước lạnh thông thường.