Phương pháp ngăn ong mật tự ý bay đi
Được đăng : 13-12-2016 13:51:09
Nguyên nhân: Do thiếu thức ăn, trong tổ không mật, không phấn, không con.Ong bị các bệnh thối ấu trùng, bị sâu ăn sáp, kiến, ong rừng phá, tổ quá cũ.Đặt thùng ong không thích hợp, nơi quá nóng hay quá lạnh, bị chấn động, bị khói bếp thường xuyên, do đàn ong lạ đến cướp mật, bị ảnh hưởng của thuốc BVTV xung quanh...Nhận biết ong bốc bayTrước khi quyết định di cư, vào buổi sáng đó, ong có vẻ lười, có ít, hoặc không có ong bay đi lấy phấn, trong khi các đàn khác vẫn đi tấp nập.Mở thùng ra, bên trong thấy ít trứng, ấu trùng và nhộng. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn (ong treo).Trước lúc sắp bay đi, ong chúa giảm đẻ 10-..
Nguyên nhân: Do thiếu thức ăn, trong tổ không mật, không phấn, không con.
Ong bị các bệnh thối ấu trùng, bị sâu ăn sáp, kiến, ong rừng phá, tổ quá cũ.
Đặt thùng ong không thích hợp, nơi quá nóng hay quá lạnh, bị chấn động, bị khói bếp thường xuyên, do đàn ong lạ đến cướp mật, bị ảnh hưởng của thuốc BVTV xung quanh...
Nhận biết ong bốc bay
Trước khi quyết định di cư, vào buổi sáng đó, ong có vẻ lười, có ít, hoặc không có ong bay đi lấy phấn, trong khi các đàn khác vẫn đi tấp nập.
Mở thùng ra, bên trong thấy ít trứng, ấu trùng và nhộng. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn (ong treo).
Trước lúc sắp bay đi, ong chúa giảm đẻ 10- 15 ngày, bụng nhỏ lại. Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo, khoảng 8- 16 giờ, nhất là 9- 11 giờ.
Lúc chuẩn bị bay, ong chuyển động rào rào dưới tín hiệu của ong trinh sát. Ong thợ ra ngoài qua cửa tổ, khe hở của thùng. Ong chúa bay ra khi 2/3 số ong thợ đã bay. Sau 2- 3 phút, toàn bộ đàn ong bay ra khỏi tổ và bay nhằng nhịt trên không trung như "tạm biệt" rồi bay thẳng đến nơi ở mới, rất ít khi chịu đậu lại gần đàn cũ.
Ngăn ong bốc bay
Giữ cho đàn ong luôn đủ thức ăn, chú ý vòng mật cuối không lấy hoặc chỉ lấy tỉa.
Cho ong ăn bổ sung vào các thời kỳ không có nguồn mật từ hoa, nhất là những tháng 7, 8, 9, 1, 2...
Đặt thùng ong đúng kỹ thuật, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Trường hợp thấy ong sắp bốc bay, phải lập tức thay một cầu còn mới có đủ mật, phấn, nhộng (lấy từ đàn khoẻ). Có thể nhốt ong chúa lại một vài ngày. Buổi tối cho ăn nước đường.
Khi phát hiện ong bắt đầu bay, khi ong chúa chưa ra, hãy nhanh chóng lấy nón lá có phủ vải mùng hứng trước cửa thùng để bắt ong bay. Lấy đất ướt trét bít cửa thùng và các khe hở, không cho ong ra.
Nếu ong đã bay ra, còn đang lượn trên không trung, dùng đất, cát, nước... tung lên hoặc dùng sào có quấn giẻ quay vòng chỗ bầy ong. Ong sẽ hạ độ cao, rồi đậu lại, hãy dùng nón lá bắt ong đưa về treo chỗ mát và tối.
Sau đó kiểm tra tìm nguyên nhân, chuẩn bị thùng, ván ngăn. Vào khoảng 7 giờ tối đổ ong vào thùng đã có cầu mới nhiều nhộng, ấu trùng mới lớn và cho ong ăn thêm nước đường.
Hôm sau kiểm tra bên ngoài, nếu thấy ong đi lấy phấn nhiều là chúng đã ổn định, để yên tĩnh 2- 3 ngày sẽ kiểm tra ong chúa. Người mới nuôi nên cắt bớt 1/3 cánh ong chúa để khi ong có chia đàn, bốc bay thì không bay được xa. Chú ý không cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân chính.