Phương pháp nuôi cá xa bờ trong lồng hình cầu
Được đăng : 13-12-2016 13:53:58
Ðây là hình thức nuôi thuỷ sản thích hợp với mọi loài cá, ở mọi độ sâu, ở bất kỳ một vùng biển nào và rất gần với môi trường tự nhiên. Cá được nuôi theo phương pháp này rất an toàn, thậm chí cả trong những điều kiện khắc nghiệt mà môi trường hoàn toàn vẫn không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động nuôi. Ðó chính là lý do thúc đẩy sự phát triển của hệ thống nuôi hải sản xa bờ trong những lồng hình cầu.Hệ thống nuôi thuỷ sản xa bờ trong những lồng hình cầu này (Ocean Globe) là sản phẩm R&D sau 2 năm nghiên cứu về ưu và nhược điểm của hệ thống nuôi hiện tại kết hợp với kinh nghiệm của những người đi tiên phong trong nền công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản của Nauy. Nuôi cá lồng là hình thức nuôi cá với công nghệ hiện đại trong những lồng bằng lưới hình cầu được cố định bằng neo. Mỗi hệ thống này có thể nuôi được một vài loại cá và dễ dàng thích ứng với điều kiện môi trường cũng như mực nước ở mọi vùng biển trên thế giới. Hệ thống này được thiết kế và đảm bảo chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, phổ biến ở ngoài khơi mà vẫn đảm bảo sức khoẻ của loài cá. Hệ thống neo cho phép các lồng cá xoay chuyển sao cho phù hợp với chiều của dòng chảy. Hệ thống lồng có thể nổi hoặc chìm tuỳ theo yêu cầu để đảm bảo cho cá khi gặp những điều kiện khắc nghiệt như tảo độc nở hoa, nhiệt độ biến đổi hoặc bão táp v.v Hơn nữa, nó còn cho phép nuôi ở độ sâu tuỳ ý.Thử nghiệmCấu trúc và công nghệ Ocean Globe đã được kiểm nghiệm với sự hỗ trợ của nhà nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản từ trường Ðại học Khoa học Công nghệ ở Trondheim (Nauy) trong một phòng thí nghiệm hải dương học hiện đại nhất thế giới của MARINTEK.Lồng cá được thử nghiệm trong nhiều điều kiện ngoài khơi khác nhau đặc trưng của vùng biển Nauy. Các mẫu thử nghiệm đã chứng tỏ rằng, một trại cá ngoài khơi phải tồn tại cùng với các yếu tố tự nhiên khác chứ không phải chống lại chúng. Kết quả cũng cho thấy hệ thống nuôi cá lồng này là một hình thức trại cá xa bờ đầy đủ chức năng và hiệu quả. Các điều kiện về lồng, cá và công nhân..
Ðây là hình thức nuôi thuỷ sản thích hợp với mọi loài cá, ở mọi độ sâu, ở bất kỳ một vùng biển nào và rất gần với môi trường tự nhiên. Cá được nuôi theo phương pháp này rất an toàn, thậm chí cả trong những điều kiện khắc nghiệt mà môi trường hoàn toàn vẫn không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động nuôi. Ðó chính là lý do thúc đẩy sự phát triển của hệ thống nuôi hải sản xa bờ trong những lồng hình cầu.
Hệ thống nuôi thuỷ sản xa bờ trong những lồng hình cầu này (Ocean Globe) là sản phẩm R&D sau 2 năm nghiên cứu về ưu và nhược điểm của hệ thống nuôi hiện tại kết hợp với kinh nghiệm của những người đi tiên phong trong nền công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản của Nauy. Nuôi cá lồng là hình thức nuôi cá với công nghệ hiện đại trong những lồng bằng lưới hình cầu được cố định bằng neo. Mỗi hệ thống này có thể nuôi được một vài loại cá và dễ dàng thích ứng với điều kiện môi trường cũng như mực nước ở mọi vùng biển trên thế giới. Hệ thống này được thiết kế và đảm bảo chịu đựng được môi trường khắc nghiệt, phổ biến ở ngoài khơi mà vẫn đảm bảo sức khoẻ của loài cá. Hệ thống neo cho phép các lồng cá xoay chuyển sao cho phù hợp với chiều của dòng chảy. Hệ thống lồng có thể nổi hoặc chìm tuỳ theo yêu cầu để đảm bảo cho cá khi gặp những điều kiện khắc nghiệt như tảo độc nở hoa, nhiệt độ biến đổi hoặc bão táp v.v Hơn nữa, nó còn cho phép nuôi ở độ sâu tuỳ ý.
Thử nghiệm
Cấu trúc và công nghệ Ocean Globe đã được kiểm nghiệm với sự hỗ trợ của nhà nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản từ trường Ðại học Khoa học Công nghệ ở Trondheim (Nauy) trong một phòng thí nghiệm hải dương học hiện đại nhất thế giới của MARINTEK.
Lồng cá được thử nghiệm trong nhiều điều kiện ngoài khơi khác nhau đặc trưng của vùng biển Nauy. Các mẫu thử nghiệm đã chứng tỏ rằng, một trại cá ngoài khơi phải tồn tại cùng với các yếu tố tự nhiên khác chứ không phải chống lại chúng. Kết quả cũng cho thấy hệ thống nuôi cá lồng này là một hình thức trại cá xa bờ đầy đủ chức năng và hiệu quả. Các điều kiện về lồng, cá và công nhân đều được đảm bảo.
Ðặc tính của hệ thống
Hệ thống có khả năng chứa 1000 tấn cá và thể tích của lồng là gần 40.000m3. Một trong những đặc tính quan trọng là những lồng cá có thể chìm hoặc nổi tuỳ theo yêu cầu về mực nước. Ðồng thời, chiếc lồng có thể xoay chuyển một cách dễ dàng để nhấn chìm một nửa bề mặt và có thể loại bỏ những con cá chết một cách tự động, không phụ thuộc vào độ sâu hay nông của lồng. Các thao tác nuôi và thu hoạch được thực hiện hiệu quả và an toàn trên một nền rộng nổi trên mặt biển. Nói tóm lại, hệ thống này là một hệ thống trại cá ngoài khơi hoàn toàn mở và có thể giải quyết triệt để các vấn đề quan trọng liên quan đến nghề nuôi cá ngoài khơi ngày nay. Ðặc biệt, nó có thể khắc phục đầy đủ và chi tiết những khó khăn sau :
- Thu hoạch, làm sạch và chăm sóc hiệu quả.
- Có thể cho ăn dưới nước, thậm chí khi gặp thời tiết xấu.
- Lồng có độ bền cao ngay cả trong những vùng đáy biển gồ ghề, điều kiện thời tiết xấu và khắc nghiệt.
- Bảo vệ cá nuôi khỏi cá và thú dữ.
- Ðảm bảo cá không bị thoát ra khỏi lồng.
- Không cần giảm số lượng cá nếu gặp dòng chảy mạnh.
- Sự khác biệt giữa chuyển động của cá và lồng khá nhỏ.
- An toàn đối với người và tàu bè qua lại.
- Nâng cao điều kiện sức khoẻ của cá.
Công nghệ nuôi mà Ocean Globe áp dụng là công nghệ phổ biến và đã thử nghiệm qua thực tế. Ðiểm mạnh của hệ thống này là nó cho phép nuôi cá trong các vùng biển ngoài khơi một cách hiệu quả, tự động hoá, đáng tin cậy và cho lợi nhuận cao. Ngoài những lợi ích nói trên, hệ thống này còn giúp giảm bớt áp lực ở các vùng nước gần bờ. Nó cũng góp phần giải quyết một số mối nguy đối với môi trường mà ngành nuôi trồng thuỷ sản ngày nay phải đối mặt như ô nhiễm, cá bị thất thoát hay chết do tảo độc hoặc do bị bệnh.
Không gây ô nhiễm và không ảnh hưởng đến môi trường
Hệ thống dây neo của lồng cá kết hợp với dòng chảy mạnh và độ sâu lớn ở vị trí ngoài khơi đã loại bỏ được những vấn đề về môi trường mà các trại cá kiểu truyền thống thường gây ra do có quá nhiều thức ăn dư thừa và do phân cá thải ra. Những chất thải này sẽ được phân bố đều trên một vùng biển rộng, do vậy không bị tích tụ ở đáy biển. Nếu gặp các vùng biển ngoài khơi có độ phì tự nhiên thấp thì những chất thải hữu cơ từ các trại cá có thể được xem như một loại phân hữu hiệu cho các thực vật ở đáy biển.
Hệ thống này có kiểu dáng cấu trúc và chức năng làm giảm đáng kể khả năng trốn thoát của cá trong lồng. Năm 2003, 53% số cá trong khu vực và 88% số cá ở các trang trại của Nauy trốn thoát là do những khiếm khuyết của trại cá. Khoảng cách xa với sông ngòi sẽ giúp cho cá không bị thoái hoá và không mắc những bệnh dịch mà cá nuôi trong lồng thường mắc phải. Nguy cơ lưới bị hỏng trong quá trình nuôi cũng được giảm đến mức tối thiểu do kỹ thuật kéo căng và buộc chặt lưới. Với trường hợp lưới bị hỏng trong quá trình nuôi thì cá vẫn không thể trốn thoát do mọi công việc sửa chữa lưới đều được thực hiện bên trên mặt nước. Các thiết bị hỗ trợ sẽ làm giảm tối đa sự va chạm với tàu bè hoặc với chân vịt của chúng. Năm 2003, 20% số cá trốn thoát ở Nauy là do lưới bị thủng khi bảo dưỡng lưới hoặc do va chạm với chân vịt của tàu.
Tăng cường sản lượng cá
Ðiều kiện tiên quyết cho sự phát triển xa hơn nữa của ngành công nghiệp nuôi thuỷ sản là khả năng tăng năng suất, nhất là đối với cá. Trong tình hình hiện nay, khả năng tăng sản lượng thuỷ sản là rất hạn chế. Hầu hết các khu vực ven biển đều đã được dùng vào mục đích nuôi cá, du lịch và công viên quốc gia hay được quy hoạch cho các mục đích khác. ở các khu vực trại nuôi trước đây, không có đủ không gian và diện tích cho nhu cầu phát triển sản xuất. Do đó, những hệ thống nuôi cá xa bờ đã góp phần giải quyết những vấn đề này. Ðồng thời, giảm được mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ trại nuôi thuỷ sản và những cư dân khác. Trong nuôi cá lồng xa bờ, những công việc hằng ngày như cho ăn, loại bỏ cá chết hay làm sạch lồng cũng rất thuận tiện. Lồng được làm từ nhiều tấm lưới ghép lại nên thay thế rất dễ dàng nếu bị mòn, rách hay bị hỏng mà không ảnh hưởng đến các lưới còn lại. Ðiều này giúp cho người nuôi tiết kiệm được công sức và vốn liếng.
Với những tính năng trên, có lẽ tỷ lệ sử dụng hệ thống lồng lưới trong tương lai sẽ tăng đáng kể. Với hệ thống cho ăn và loại bỏ cá chết tự động, hệ thống chiếu sáng, lượng nước lưu thông lớn và luôn được thay thế, cá sẽ có môi trường sinh trưởng tốt nhất. Ðồng thời, do người nuôi có thể chủ động đặt lồng ở mực nước phù hợp, ở nhiệt độ và độ mặn theo ý muốn, cá nuôi bằng phương pháp này có sức khoẻ tốt và tỷ lệ tăng trưởng cao. Các cuộc thử nghiệm đã cho thấy, lượng ôxy cung cấp cho cá nuôi trong hệ thống này nhiều hơn bất kỳ của một hình thức nuôi truyền thống nào.
Kết luận
Công ty Byks AS đã dự định cho ra mắt một loại lồng cá có kích cỡ 40.000m3, có khả năng chứa được 1000 tấn cá. Ðây là chiếc lồng cá lớn nhất từ trước tới nay. Kích cỡ này có thể được thay đổi tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Công ty Byks cũng đã đăng ký bản quyền và được cấp bằng sáng chế cho hệ thống này.
Lồng nuôi cá này đã được kiểm tra và thử nghiệm trên quy mô nhỏ và theo công ty Byks thì rất đảm bảo về mặt chất lượng. Dự kiến trong tương lai, hệ thống nuôi cá lồng này sẽ được cung cấp trên quy mô lớn ắ