Phương pháp nuôi hon 

Được đăng : 13-12-2016 13:51:08
Hon (còn gọi là con nhon) - một loại động vật thuộc họ nhà nhím, cho thu nhập cao.Mật độ nuôi hon cần khoảng 1m2/2 con là vừa, Chuồng thiết kế tốt nhất dưới tán cây thoáng mát, nền chuồng được đổ bê tông dày 3-5cm, hoặc lát gạch vữa xi măng, nghiêng 50o ra phía rãnh thoát nước để dọn vệ sinh dễ dàng. Nền chuồng cao cách mặt đất xung quanh 40-50cm, đảm bảo luôn khô ráo. Có thể tận dụng chuồng lợn hay chuồng gà để nuôi hon nhưng phải có cửa chắc chắn, rào kỹ bằng lưới thép B40 ở xung quanh và phía trên cách nền chuồng 1,8-2m, để phòng hon thoát ra ngoài.Hon là loại động vật không thích ánh sáng trực tiếp, nên thiết kế chuồng sao cho có 60-70% diện tích bóng tối (bịt kín xung quanh bằng bạt hoặc vải màu) cho hon trú ẩn, thì hon sẽ tăng trọng nhanh và khoẻ mạnh, ít bệnh tật.Trong chuồng làm hệ thống phân tầng cho hon trú ẩn bằng các tấm bê tông dày 2-3cm, rộng 40-50cm. Số tầng và chiều dài của từng tầng tuỳ theo kích thước chuồng, các tầng cách nhau 30-35cm, hơi dốc về phía cửa chuồng để dọn phân và nước tiểu thuận lợi. Nơi trú ẩn của hon thiết kế trên phần bóng tối của chuồng nuôi.Cho hon ăn trên nền chuồng khô ráo (chủ yếu vào ban đêm chiếm 70-80% lượng..

Hon (còn gọi là con nhon) - một loại động vật thuộc họ nhà nhím, cho thu nhập cao.
Mật độ nuôi hon cần khoảng 1m2/2 con là vừa, Chuồng thiết kế tốt nhất dưới tán cây thoáng mát, nền chuồng được đổ bê tông dày 3-5cm, hoặc lát gạch vữa xi măng, nghiêng 50o ra phía rãnh thoát nước để dọn vệ sinh dễ dàng. Nền chuồng cao cách mặt đất xung quanh 40-50cm, đảm bảo luôn khô ráo. Có thể tận dụng chuồng lợn hay chuồng gà để nuôi hon nhưng phải có cửa chắc chắn, rào kỹ bằng lưới thép B40 ở xung quanh và phía trên cách nền chuồng 1,8-2m, để phòng hon thoát ra ngoài.
Hon là loại động vật không thích ánh sáng trực tiếp, nên thiết kế chuồng sao cho có 60-70% diện tích bóng tối (bịt kín xung quanh bằng bạt hoặc vải màu) cho hon trú ẩn, thì hon sẽ tăng trọng nhanh và khoẻ mạnh, ít bệnh tật.
Trong chuồng làm hệ thống phân tầng cho hon trú ẩn bằng các tấm bê tông dày 2-3cm, rộng 40-50cm. Số tầng và chiều dài của từng tầng tuỳ theo kích thước chuồng, các tầng cách nhau 30-35cm, hơi dốc về phía cửa chuồng để dọn phân và nước tiểu thuận lợi. Nơi trú ẩn của hon thiết kế trên phần bóng tối của chuồng nuôi.
Cho hon ăn trên nền chuồng khô ráo (chủ yếu vào ban đêm chiếm 70-80% lượng thức ăn), nền chuồng luôn được quét dọn sạch sẽ. Trong chuồng để một vài tảng đá liếm cho chúng liếm, gặm, bổ sung thêm khoáng vi lượng cho hon đủ chất, khoẻ mạnh, không cắn phá chuồng. Sân chơi cho hon (vào ban đêm) có diện tích rộng gấp 3-10 lần diện tích chuồng nuôi (càng rộng càng tốt), được rào bằng lưới thép B40 hoặc xây tường gạch cao 1,5-1,7m chắc chắn, để hon không thoát ra ngoài.
Thông thường thả hon vào tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau, thu bán vào tháng 7-8 thường được giá, cho thu nhập cao.
Nguồn thức ăn cho hon rất phong phú bao gồm: rau xanh các loại (như thức ăn xanh của thỏ); củ, quả, hạt (thóc, khoai, đậu các loại, khô dầu lạc, dừa, cơm thừa...); thức ăn động vật gồm: côn trùng, ốc, giun đất... thức ăn tổng hợp (loại thức ăn cho gia cầm loại tốt) bổ sung cho hon mau lớn.
Có thể thay dầu dừa, dầu lạc bằng giun đất, côn trùng (kiến, mối, sâu, bọ...), thức ăn tổng hợp có thể dùng thức ăn viên như dùng cho gà con 1-20 ngày tuổi của các hãng chế biến thức ăn lớn có uy tín như: Prđộ Conco, Guyomach, AFP, CP Grup. Có thể điều chỉnh lượng thức ăn bằng cách quan sát, nếu sau 12 giờ cho ăn thấy hon ăn hết, nghĩa là thức ăn còn thiếu phải bổ sung thêm, ngược lại nếu thức ăn còn thừa nhiều thì giảm bớt trong những lần cho ăn sau. Khi cho ăn đủ thức ăn rau, củ, quả tươi thì hon không cần uống nước. Thức ăn xanh còn thừa sau 12 giờ, vàng úa phải bỏ đi. Các loại thức ăn củ, quả, hạt, thức ăn tổng hợp, sau 24 giờ nếu thừa bị chua, mốc cũng phải loại bỏ, đảm bảo cho hon ăn thức ăn tươi, xanh, sạch sẽ hon sẽ khoẻ mạnh, đề phòng bệnh tiêu chảy.
Hon là loại thường chịu rét tốt hơn chịu nóng. Nếu nóng trên 35 độ C, cần có quạt thông gió cho thoáng mát. Hon là loại động vật hoang dã, có khả năng chống bệnh cao, nếu cho thức ăn tươi, xanh, không ôi mốc, nước uống sạch; chuồng luôn được dọn sạch sẽ, đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chế độ ánh sáng phù hợp và được khử trùng định kỳ 2-3 tháng/lần bằng các loại thuốc như: BKA; Virkon; Bio-stepT, hon sẽ khoẻ mạnh, không bị nhiễm dịch bệnh. Nếu hon bị bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc Ecoli, cầu trùng thì cho hon ăn các loại lá thuốc nam như: lá ổi, lá chè, quả hồng xiêm xanh, lá bạc thau... nếu không khỏi có thể dùng thuốc thú y như với gia cầm.
Trước khi bán 30-40 ngày, ông Quân vỗ béo cho hon bằng cơm gạo xay 60-70% trộn với cám đậm đặc Con cò 20 (loại dùng cho gà con 1-20 ngày tuổi) 30-40%. Hon tăng trọng rất nhanh và béo khoẻ, có thể đạt 0,5-0,7kg/tháng.
Sau khi nuôi được 6 tháng tuổi, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật hon trưởng thành (8-9 tháng tuổi) nặng khoảng 3-4kg, có thể bán thịt cho các nhà hàng đặc sản với giá 250.000-300.000 đồng/kg. Hiện nay trên thị trường có nhu cầu rất lớn, hon thịt không đủ bán. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi hon phát triển.
Về lượng thức ăn nuôi hon thương phẩm cho 1 con/ngày: hon 2-3 tháng tuổi cho ăn: (50-100g) rau, củ quả + (5-10g) thức ăn hỗn hợp + (5-10g) hạt thóc, ngô, đậu các loại; 3- 6 tháng tuổi: (100g-250g) rau, củ, quả + (10-15g) thức ăn tổng hợp + (5-15g) thức ăn hạt thóc, đậu + (3-10g) khô dầu lạc, khô dầu dừa; 6-9 tháng tuổi (250-350g) rau, củ, quả + (15-30g) thức ăn tổng hợp + (15-30g) thức ăn hạt các loại + (10-20g) khô dầu lạc, khô dầu dừa.