Phương pháp phối giống bò sữa
Được đăng : 13-12-2016 13:47:29
rong chăn nuôi bò nói chung có 2 phương pháp phối giống là: phối giống trực tiếp và phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhưng chăn nuôi bò sữa chỉ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.I/ Phương pháp phối giống trực tiếp (phối tự nhiên): Đây là phương pháp sử dụng bò đực giống tốt đã được chọn lọc để phối trực tiếp cho bò cái nền trong chương trình cải tạo đàn bò, chăn nuôi bò sinh sản và chăn nuôi bò thịt.II/ Phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT): Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực giống đã được chọn lọc dưới dạng tinh viên hoặc tinh cọng rạ để phối cho bò cái. Ưu điểm của phương pháp này là tạo được bò lai có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa hiện trạng đồng huyết, giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm. Phương pháp này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao (dẫn tinh viên) người nuôi bò phải biết cách phát hiện đúng thời điểm bò động dục và báo kịp thời cho dẫn tinh viên để tiến hành TTNT cho bò. Hiện nay tỉnh Hà Nam đã có đội ngũ dẫn tinh viên đã được đào tạo cơ bản, có tay nghề cao. Người nuôi bò có thể liên hệ với Trung tâm bò sữa, Trung tâm Khuyến nông tại các địa phương để biết thêm chi tiết.III/ Các giai đoạn biểu hiện động dục ở bò cái:..
rong chăn nuôi bò nói chung có 2 phương pháp phối giống là: phối giống trực tiếp và phối giống theo phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhưng chăn nuôi bò sữa chỉ sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
I/ Phương pháp phối giống trực tiếp (phối tự nhiên):
Đây là phương pháp sử dụng bò đực giống tốt đã được chọn lọc để phối trực tiếp cho bò cái nền trong chương trình cải tạo đàn bò, chăn nuôi bò sinh sản và chăn nuôi bò thịt.
II/ Phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT):
Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực giống đã được chọn lọc dưới dạng tinh viên hoặc tinh cọng rạ để phối cho bò cái. Ưu điểm của phương pháp này là tạo được bò lai có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa hiện trạng đồng huyết, giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm. Phương pháp này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao (dẫn tinh viên) người nuôi bò phải biết cách phát hiện đúng thời điểm bò động dục và báo kịp thời cho dẫn tinh viên để tiến hành TTNT cho bò. Hiện nay tỉnh Hà Nam đã có đội ngũ dẫn tinh viên đã được đào tạo cơ bản, có tay nghề cao. Người nuôi bò có thể liên hệ với Trung tâm bò sữa, Trung tâm Khuyến nông tại các địa phương để biết thêm chi tiết.
III/ Các giai đoạn biểu hiện động dục ở bò cái:
Động dục là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái sẵn sàng tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Chu kỳ động dục của bò cái từ 18 - 21 ngày. Thời gian động dục thường kéo dài 24 - 48 giờ. Người chăn nuôi bò cũng cần theo dõi và ghi chép để biết chính xác thời gian động dục của bò cái để chọn thời điểm phối tốt nhất, vì có một số bò cái có thời gian động dục dài hơn hoặc ngắn hơn.
Khi bò động dục, thường có một số biểu hiện như: bỏ ăn, kêu rống, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng nó. Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn. Đối với bò nuôi nhốt, cầm cột thì việc phát hiện bò động dục khó khăn hơn bò chăn thả và không cầm cột, đòi hỏi người chăn nuôi phải quan tâm, chú ý quan sát những biểu hiện khác thường của bò cái. Người chăn nuôi là người nắm vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện bò động dục. Có thể chia chu kỳ động dục của bò sữa làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn trước chịu đực:
Trong giai đoạn này bò sữa thường có các biểu hiện như: Ngửi, hít các bò khác, nhảy chồm lên con khác nhưng không chịu cho bò khác nhảy chồm lên lưng nó. Đây là một dấu hiệu quan trọng để phân biệt khi bò động dục thật sự, bồn chồn hiếu động, âm hộ hơi ướt bóng, đỏ và hơi sưng (đôi khi ra dịch nhầy nhưng không dính, loãng), giai đoạn này thường kéo dài khoảng 3 - 8 giờ.
2. Giai đoạn chịu đực:
Giai đoạn này bò cái thường có biểu hiện như hiếu động nhiều hơn, kêu rống, âm hộ ướt bóng, đỏ và bớt sưng hay són đái, ra dịch nhầy trong suốt và keo đặc; dính. Biểu hiện quan trọng nhất để chọn thời điểm phối tinh thích hợp là phản xạ đứng yên (chịu cho bò khác nhảy chồm lên lưng nó). Phối tinh lúc này thì tỷ lệ thụ thai cao nhất. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 - 18 giờ.
3. Giai đoạn sau chịu đực:
Trong giai đoạn này, bò không còn phản xạ đứng yên nhưng vẫn còn nhảy lên con bò khác, dịch nhầy vẫn còn ra và thường sau 1 - 2 ngày có thể quan sát thấy máu lẫn trong niêm dịch. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 12 giờ.
IV/ Thời điểm phối giống tốt nhất (TTNT):
Thời điểm TTNT (phối giống) thích hợp đóng vai trò quan trọng để bò có thể thụ thai. Sau khi kết thúc động dục 10 - 12 giờ, trứng rụng và chỉ có khả năng thụ tinh trong thời gian 6 - 10 giờ. Tinh trùng có thể sống được 12 - 18 giờ trong trứng và cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh trùng ta có thể phối giống cho bò (TTNT) ở thời điểm 12 - 18 giờ kể từ khi bò có biểu hiện động dục. Nếu có điều kiện nên phối kép 2 lần để tăng khả năng thụ thai. Lần 1 phối sau khi phát hiện động dục 6 giờ, lần 2 nhắc lại sau 10 - 12 giờ.
Đối với bò nuôi chăn, thả, không cầm cột thì thời điểm phối giống (TTNT) tốt nhất là khi bò có phản xạ đứng yên (chịu đứng yên cho bò khác nhảy lên). Theo kinh nghiệm thực tế, có thể quan sát tình trạng dịch nhầy để chọn thời điểm phối giống. Khi dịch nhầy keo đặc lại (kéo dài như chiếc đũa) thì phối tinh là tốt nhất. Thông thường khi bò động dục vào lúc sáng sớm thì phối tinh vào buổi chiều cùng ngày, bò động dục vào buổi trưa hoặc chiều thì phối tinh vào buổi sáng ngày hôm sau.
Tóm lại: Việc phát hiện bò động dục và phối giống kịp thời, đúng thời điểm là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ thụ thai của bò sữa. Cần ghi chép, giữa các giống TTNT để theo dõi về giống./.