Phương pháp trồng cà rốt
Được đăng : 13-12-2016 12:35:21
Thời vụ: Vụ sớm: Trên các chân đất cao, gieo hạt từ tháng 7, tháng 8, thu hoạch tháng 10, tháng 12. Vụ chính: Gieo hạt tháng 9, tháng 10 để thu hoạch vào tháng 12, tháng 1. Đây là thời vụ cho năng suất cao vì điều kiện nhiệt độ thích hợp cho toàn bộ thời gian sinh trưởng và phát triển của cà rốt. Ngoài ra cũng có thể trồng thêm vụ muộn: Gieo hạt vào tháng 12, tháng 1 để thu hoạch vào tháng 3, tháng 4.Chọn và làm đất: Là cây rau ăn củ, do đó nên chọn các chân đất có tầng dày, tơi xốp, tốt nhất là đất cát pha giàu mùn, đất thịt nhẹ, đất bãi bồi ven sông, độ pH: 5,5 - 7,0, dễ thoát nước, chủ động tưới tiêu. Không nên trồng cà rốt trên chân đất thịt nặng, hoặc đất sét gan gà chưa được cải tạo thì dù có bón nhiều phân hữu cơ đi nữa củ cũng dễ bị biến dạng, bị phân nhánh, nhiều xơ, giá trị thương..
Thời vụ: Vụ sớm: Trên các chân đất cao, gieo hạt từ tháng 7, tháng 8, thu hoạch tháng 10, tháng 12. Vụ chính: Gieo hạt tháng 9, tháng 10 để thu hoạch vào tháng 12, tháng 1. Đây là thời vụ cho năng suất cao vì điều kiện nhiệt độ thích hợp cho toàn bộ thời gian sinh trưởng và phát triển của cà rốt. Ngoài ra cũng có thể trồng thêm vụ muộn: Gieo hạt vào tháng 12, tháng 1 để thu hoạch vào tháng 3, tháng 4.
Chọn và làm đất: Là cây rau ăn củ, do đó nên chọn các chân đất có tầng dày, tơi xốp, tốt nhất là đất cát pha giàu mùn, đất thịt nhẹ, đất bãi bồi ven sông, độ pH: 5,5 - 7,0, dễ thoát nước, chủ động tưới tiêu. Không nên trồng cà rốt trên chân đất thịt nặng, hoặc đất sét gan gà chưa được cải tạo thì dù có bón nhiều phân hữu cơ đi nữa củ cũng dễ bị biến dạng, bị phân nhánh, nhiều xơ, giá trị thương phẩm thấp. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1,0-1,2 m; cao 20-25 cm.
Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 20-25 tấn phân chuồng đã hoai mục, 140-200 kg đạm tiêu chuẩn (sunfát), 200-250 kg lân supe, 80-100 kg Kali sunfát. Toàn bộ phân chuồng, phân lân dùng bón lót khi làm đất. Phân đạm, lân, kali dùng để bón thúc sau này.
Xử lý và gieo hạt: Cà rốt có thể gieo liền chân, gieo vãi hay gieo theo hàng. Trước khi gieo nên cho hạt vào túi vải, đập nhẹ, vò kỹ làm cho gẫy hết các lông cứng, sau đó trộn hạt với đất mùn theo tỷ lệ 1:1 cho vào chậu, tưới nước cho ẩm, đảo đều rồi đậy lại, sau 8-10 giờ lại tưới ẩm lượt nữa, ủ thêm 1 - 2 ngày rồi đem gieo hạt sẽ mọc đều. Hạt gieo xong dùng cào trang hạt cào đi, cào lại vài lượt cho đất phủ lên hạt, sau đó phủ một lớp rạ mỏng rồi tưới đủ ẩm. Sau 1 tuần đến 15 ngày hạt mới mọc hết.
Chăm sóc: Sau khi gieo, mỗi ngày tưới nước 1 lần vào sáng sớm, khi đã mọc đều thì 3-4 ngày tưới một lần và giữ đủ ẩm thường xuyên cho cà rốt cho đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nhớ phá váng sau mỗi lần tưới giúp cây mọc khỏe, củ lớn nhanh. Khi cây cao 8-10 cm thì tỉa lần thứ nhất, bỏ bớt những cây xấu, mọc chen nhau. Cây cao gần 15 cm thì tỉa cây, để lại khoảng cách hàng là 20 cm, cây cách cây 10-12 cm (mật độ khoảng 330.000-420.000 cây/ha). Bón phân thúc cho cà rốt sau khi đã tỉa định cây xong kết hợp với lần vun xới lần thứ hai bằng 2/3 lượng phân đạm và toàn bộ phân kali. Bón thúc lần 2 là 1/3 lượng đạm còn lại sau lần bón thúc thứ nhất 1 tháng. Có thể bón phân khô theo rạch, hoặc hoà với nước, phân chuồng pha loãng để tưới thúc.
Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời để phòng trị bằng các biện pháp canh tác, cơ giới hay thuốc hoá học theo chỉ dẫn của các cán bộ BVTV.
Thu hoạch: Khi củ cà rốt vừa tới độ: Cây lá chuyển màu, vai củ tròn đều thì cần thu hoạch ngay chất lượng mới cao. Nên thu hoạch vào những ngày khô nắng, làm sạch đất và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm, bó thành từng bó nhỏ 5 - 6 củ, xếp nhẹ nhàng vào bao bì cứng (sọt tre, hòm gỗ, khay nhựa…) để vận chuyển về nơi tiêu thụ hoặc cơ sở chế biến càng nhanh càng tốt.