Quản lý ao và bè nuôi vỗ cá bố mẹ
Được đăng : 13-12-2016 13:54:00
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải thay nước thường xuyên để giữ cho môi trường ao nuôi sạch và cá khoẻ mạnh. Có thể thay nước bằng thủy triều hoặc dùng máy bơm.Thời gian đầu nuôi vỗ phải thay nước ít nhất mỗi tuần một lần, mỗi lần 20% thể tích nước trong ao.Từ tháng thứ ba trở đi cần thay nước mỗi ngày 10-20% thể tích để kích thích cá thành thục tốt. Khi thấy chất lượng nước ao bị xấu phải thay nhiều nước hơn lượng nước thay định kỳ để môi trường ao trở lại bình thường.Khi nuôi cá trong bè, thường xuyên kiểm tra các chi tiết bè như dây neo, phao, lưới chắn để kịp thời tu chỉnh, nhanh chóng gỡ bỏ rác bám vào bè. Dùng máy bơm quạt nước bổ sung khi nước..
Ao nuôi vỗ cá bố mẹ phải thay nước thường xuyên để giữ cho môi trường ao nuôi sạch và cá khoẻ mạnh. Có thể thay nước bằng thủy triều hoặc dùng máy bơm.Thời gian đầu nuôi vỗ phải thay nước ít nhất mỗi tuần một lần, mỗi lần 20% thể tích nước trong ao.Từ tháng thứ ba trở đi cần thay nước mỗi ngày 10-20% thể tích để kích thích cá thành thục tốt. Khi thấy chất lượng nước ao bị xấu phải thay nhiều nước hơn lượng nước thay định kỳ để môi trường ao trở lại bình thường.
Khi nuôi cá trong bè, thường xuyên kiểm tra các chi tiết bè như dây neo, phao, lưới chắn để kịp thời tu chỉnh, nhanh chóng gỡ bỏ rác bám vào bè. Dùng máy bơm quạt nước bổ sung khi nước chảy yếu nhằm tăng thêm lượng oxy hoà tan trong nước, hoặc vào mùa lũ có nhiều phù sa phải kịp thời thổi bùn lắng đọng ra khỏi đáy bè. Khu vực sàn bè, nơi nấu và chứa thức ăn sau khi nấu chín phải dọn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Theo dõi chặt chẽ các yếu tố thủy lý, thủy hoá trong ao và bè nuôi, phải có dụng cụ đo các yếu tố (đo oxy hòa tan, nhiệt độ, pH, độ trong của nước.) và sổ nhật ký theo dõi được ghi chép đầy đủ các diễn biến của ao, bè và của cá hàng ngày. Nên kết hợp việc đo các yếu tố thủy lý hoá và quan sát ao vào các thời diểm đo để kịp thời phát hiện những biểu hiện không bình thường của trong ao, bè và nhanh chóng tìm cách sử lý.
Các yếu tố môi trường ao nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát dục của cá. Chẳng hạn trong điều kiện pH nhỏ hơn 5 thì cá sẽ chết, pH nhỏ hơn 6 cá sẽ khó phát dục thành thục. Khi nhiệt độ nước tăng cao trên 320C, cá dễ bỏ ăn, tuyến sinh dục dễ bị thoái hoá.
Cá tra là loài có cơ quan hô hấp phụ và lấy được khí trời để hô hấp, nên ít khi xảy ra tình trạng nổi đầu hoặc chết do ao thiếu o-xy, mà chủ yếu do các độc tố sinh ra trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ. Ðối với nuôi vỗ cá ba sa nuôi vỗ trong ao, do cá chịu đựng kém với tình trạng hàm lượng o-xy hoà tan trong nước bị giảm thấp, nhất là vào các ngày nóng, nhiệt độ lên cao, vào buổi sáng sớm thường có hiện tượng cá nổi đầu. Nếu cá nổi đầu nhiều lần thì làm cho kết quả phát dục không tốt, buồng trứng của cá sẽ khó đạt tới thành thục và kết quả sinh sản sẽ kém. Nếu nổi đầu nặng có thể làm cho cá chết ngạt. Trong trường hợp cá nổi đầu phải kịp thời cấp nước mới hoặc bơm nước phun mưa cho ao nhằm tăng thêm lượng o-xy hoà tan, giúp cho cá khoẻ lại.