Quy trình canh tác cây gừng
Được đăng : 13-12-2016 12:38:38
Quy trình này được xây dựng phù hợp cho phương pháp trồng chuyên trên ruộng/rẫy có nắng trảng.Thời vụ:Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4 -5 hàng năm); trong khi, ở miền Bắc là vào mùa Xuân (có mưa phùn và ẩm độ không khí khá cao).Chuẩn bị giống:Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An) được đánh giá là có triển vọng (giống đã được Trung tâm ƯDTB KH&CN An Giang trồng khảo nghiệm tại xã Hội An -huyện Chợ Mới năm 2005; năng suất cao gấp đôi giống gừng Lai ở thời điểm sau 4 tháng trồng, ít nhiễm bệnh thối củ và cháy lá).Chuẩn bị giống: gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của dánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 -5 cm, trên mỗi ánh phải có ít..
Quy trình này được xây dựng phù hợp cho phương pháp trồng chuyên trên ruộng/rẫy có nắng trảng.
Thời vụ:
Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4 -5 hàng năm); trong khi, ở miền Bắc là vào mùa Xuân (có mưa phùn và ẩm độ không khí khá cao).
Chuẩn bị giống:
Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An) được đánh giá là có triển vọng (giống đã được Trung tâm ƯDTB KH&CN An Giang trồng khảo nghiệm tại xã Hội An -huyện Chợ Mới năm 2005; năng suất cao gấp đôi giống gừng Lai ở thời điểm sau 4 tháng trồng, ít nhiễm bệnh thối củ và cháy lá).
Chuẩn bị giống: gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của dánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 -5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ). Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,..để phòng và diệt nấm bệnh. Sau đó tiến hành trồng ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm; hoặc có thể ủ giống cho lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về sau.
Chuẩn bị đất:
Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót phân, chế phẩm sinh học,.. rồi lên luống cao 10 -20 cm, mặt luống rộng 40 -50 cm (trồng 2 hàng/luống), sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước.
Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì công đoạn chuẩn bị đất cũng được tiến hành tương tự, nhưng đất sẽ được cho vào túi/bầu với lượng thích hợp (thông thường, túi/bầu có đường kính 40 -50 cm).
Mật độ và kỹ thuật trồng:
Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Đặt giống (đã chuẩn bị trước) sâu 5 -7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang (có nhiều mắt mầm/chồi), lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống.
Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì trồng với mật độ thưa hơn vì cây được chăm sóc dễ dàng hơn.
Chăm sóc:
Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 -20 ngày, củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non.
- Tưới nước:
Cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây theo nguyên tắc chung: gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước.
Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh (đặc biệt là bệnh thối củ) ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.
- Làm cỏ, vun gốc:
Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 -30 ngày sau khi trồng (NST), kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Trong các thngs sau, khi thấy cỏ dại mọc lấn át cây gừng thì phải làm sạch và tủ lại quanh gốc.
Mặt khác, cần bảo quản tốt diện tích canh tác, không để các con vật cắn phá, dẫm đạp lên cây. Không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của gừng.
Bón phân:
Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây và mục đích sử dụng, lưọng phân cần cho 1 ha:
Bón lót 3 -5 tấn phân chuồng (nên kết hợp phân trùn và các loại phân khác) và các chế phẩm sinh học với lượng thích hợp;
Bón thúc 100 -120 kg Urea + 150 -170 kg Super lân + 200 -220 kg Kali vào các thời điểm 25 -30, 90 -100 và 150 -160 NST.
*Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân nêu trên, nếu thấy lá gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành bón qua lá bằng cách phun với lượng 10g Urea/bình 10 lít nước.