Quy trình chăm sóc cá thịt
Được đăng : 13-12-2016 13:53:56
Ao, hồ đầm thường là những thủy vực nước tĩnh, nguồn nước bổ sung chủ yếu dựa vào nước lấy từ sông, suối, kênh mương hay nước mưa. Ao hồ có thể hình thành tự nhiên hoặc do con người đào mà thành. Tùy theo mục đích nuôi, điều kiện và khả năng của người mà chọn diện tích ao, đầm cho phù hợp. Những loài cá được nuôi ở đây cũng phải có khả năng thích nghi với điều kiện của ao nuôi.I. Ao nuôi cá1. Chọn địa điểmAo nuôi nước tĩnh có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu 1-1,5m nước, có lớp bùn dày 15-25cm. Mặt ao phải thoáng. Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong ao 0,4-0,5m và không bị dò rỉ. Ao phải gần nguồn nước sạch có cống dẫn nước và thoát nước ra thuận tiện, có đăng chắn ở cửa cống để phòng cá thoát ra ngoài ao.Ao nuôi cá thịt sau 2-3 năm phải tháo cạn, tu sửa, cải tạo lại một lần. Nếu ao nuôi cá bị bệnh phải tẩy vôi với liều lượng gấp 2-3 lần ao bình thường và phơi nắng đáy ao ít nhất 15 ngày.Ao nuôi cá phải không ở nơi đất phèn, chua, không có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá hoặc sử dụng nguồn nước thải từ nhà máy hóa chất, cơ sở thuộc da gia súc...2. Tẩy dọn ao, gây màu trước khi thả cáNếu đã có sẵn ao trước khi thả cá giống phải dọn tẩy ao: tháo hoặc tát cạn nước, dọn sạch cỏ, đắp lại bờ, đăng cống, vét bớt bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), bón 7-10kg vôi bột cho 100m2 đáy ao bằng cách rải đều để diệt cá tạp, mầm bệnh trú ngụ ở đáy.Nếu là ao mới đào, trước tiên phải cày đáy ao sâu 15-20cm, sau đó bón phân chuồng và vôi rồi san đáy ao cho phẳng để tạo lớp bùn ban đầu. Ao đào trên vùng đất chua phải bón 10-20kg vôi/m2 đáy.Sau khi tẩy, tạo đáy (ao mới) 3 ngày thì lấy 20-30 kg phân chuồng đã ủ kĩ khắp đáy ao và 50kg lá xanh/100m2 băm nhỏ rải đều dậm vào bùn hoặc bó thành từng bó nhỏ 5-7kg dìm ở các góc ao. Lấy nước vao ao ngập từ 0,3-0,4m, ngâm 5-7 ngày, vớt hết xác phân xanh, rồi cho tiếp nước vào để đạt độ sâu 1 m nước. Khi cho nước vào ao phải đặt đăng hoặc lưới mắt 0,5-1mm đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập vào ao.II. Chọn..
Ao, hồ đầm thường là những thủy vực nước tĩnh, nguồn nước bổ sung chủ yếu dựa vào nước lấy từ sông, suối, kênh mương hay nước mưa. Ao hồ có thể hình thành tự nhiên hoặc do con người đào mà thành. Tùy theo mục đích nuôi, điều kiện và khả năng của người mà chọn diện tích ao, đầm cho phù hợp. Những loài cá được nuôi ở đây cũng phải có khả năng thích nghi với điều kiện của ao nuôi.
I. Ao nuôi cá
1. Chọn địa điểm
Ao nuôi nước tĩnh có diện tích từ 100m2 trở lên, độ sâu 1-1,5m nước, có lớp bùn dày 15-25cm. Mặt ao phải thoáng. Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất trong ao 0,4-0,5m và không bị dò rỉ. Ao phải gần nguồn nước sạch có cống dẫn nước và thoát nước ra thuận tiện, có đăng chắn ở cửa cống để phòng cá thoát ra ngoài ao.
Ao nuôi cá thịt sau 2-3 năm phải tháo cạn, tu sửa, cải tạo lại một lần. Nếu ao nuôi cá bị bệnh phải tẩy vôi với liều lượng gấp 2-3 lần ao bình thường và phơi nắng đáy ao ít nhất 15 ngày.
Ao nuôi cá phải không ở nơi đất phèn, chua, không có mạch nước ngầm độc hại gây chết cá hoặc sử dụng nguồn nước thải từ nhà máy hóa chất, cơ sở thuộc da gia súc...
2. Tẩy dọn ao, gây màu trước khi thả cá
Nếu đã có sẵn ao trước khi thả cá giống phải dọn tẩy ao: tháo hoặc tát cạn nước, dọn sạch cỏ, đắp lại bờ, đăng cống, vét bớt bùn (nếu lượng bùn quá nhiều), bón 7-10kg vôi bột cho 100m2 đáy ao bằng cách rải đều để diệt cá tạp, mầm bệnh trú ngụ ở đáy.
Nếu là ao mới đào, trước tiên phải cày đáy ao sâu 15-20cm, sau đó bón phân chuồng và vôi rồi san đáy ao cho phẳng để tạo lớp bùn ban đầu. Ao đào trên vùng đất chua phải bón 10-20kg vôi/m2 đáy.
Sau khi tẩy, tạo đáy (ao mới) 3 ngày thì lấy 20-30 kg phân chuồng đã ủ kĩ khắp đáy ao và 50kg lá xanh/100m2 băm nhỏ rải đều dậm vào bùn hoặc bó thành từng bó nhỏ 5-7kg dìm ở các góc ao. Lấy nước vao ao ngập từ 0,3-0,4m, ngâm 5-7 ngày, vớt hết xác phân xanh, rồi cho tiếp nước vào để đạt độ sâu 1 m nước. Khi cho nước vào ao phải đặt đăng hoặc lưới mắt 0,5-1mm đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập vào ao.
II. Chọn các loài cá nuôi và thả cá giống
1. Chọn các loài cá nuôi ghép
Trong ao nên nuôi ghép nhiều loài cá, mỗi loài có tính ăn khác nhau phù hợp với sự phát triển của thức ăn tự nhiên hoặc nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có của địa phương.
Để tận dụng hết nguồn thức ăn trong ao đầm và tránh hiện tượng cạnh tranh về thức ăn giữa các loài cá nuôi người ta thường thả ghép cá trong ao một số loài cá sau đây.
a. Cá mè trắng là loài sống ở tầng mặt và tầng giữa, thức ăn của chúng lá thực vật phù du. Ngoài ra, chúng còn ăn cám gạo, cám ngô, bột mì, bột sắn, bột đậu tương.. bón phân chuồng ủ, phân vô cơ cho ao để thực vật phù du phát triển. Khi có đủ thức ăn, nuôi 10-12 tháng cá có thể nặng 0,5-1kg/con.
b. Cá trắm cỏ sống ở tầng giữa, thức ăn chính là cây xanh, rau, bèo dâu, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô... và còn ăn thêm các loài bột, cám. Nuôi 10-12 tháng 0,8-1kg/con.
c. Cá trôi Ấn Độ (cá Rô hu) sống tầng giữa, ăn mùn bã hữu cơ, có thể ăn bèo tấm, bèo hoa dâu, rau muống non và các loại bột, cám. Nuôi trong thời gian 10-12 tháng, cá nặng 0,5-1kg/con.
d. Cá rô phi sống tầng giữa và tầng đày. Ăn tạp, ăn mùn bã hữu cơ, các loại phân gia súc, gia cầm... Ăn cả bèo và các loại bột. Ở điều kiện nuôi bình thường, sau một năm các đạt 0,3-0,5kg/con.
e. Cá chép sống tầng đáy. Ăn giun, ấu trùng muỗi, tồm, giáp xác, các thức ăn dạng hạt như ngô, đậu, thóc... Cá có thể tự đẻ trong ao. Nuôi sau một năm nặng 0,3-0,5kg/con.
2. Thả cá giống
Trước khi thả cá giống nên xem màu nước ao, nếu nước có màu xanh lá mạ non là nước đã có tảo đơn bào phát triển tốt. Xác định pH bằng giầy quỷ hoặc dụng cụ chuyên môn; khi đo pH 7-7,5 có thể thả cá.
Ở nước ta 1 năm có 2 vụ thả cá giống: thả vụ xuân từ tháng 2 đến thàng 3 và vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9.
Cá giống thả xuống ao phải khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không sây sát, không bị bệnh. Những vùng lạnh (miền núi, trung du) nên thả cá giống cỡ to hơn, với mật độ 1-2 con/m2. Không nên thả cá giống quá nhỏ, cỡ giống phải đều để giảm tỉ lệ hao hụt.
III. Thành phần và tỉ lệ thả ghép
Dựa vào điều kiện tự nhiên của thức ăn trong ao và nguồn phụ phẩm nông nghiệp của địa phương mà người ta chọn một số công thức nuôi ghép sau đây:
1. Ao nuôi cá mè làm chủ
Nếu có sẵn phân bón cho ao thì thả cá mè nhiều hơn, theo tỉ lệ: cá mè trắng 60%, mè hoa 5%, trắm cỏ 3%, trôi 25%, chép 7%. Nếu thả cá rô hu thay cá trôi thì tỉ lê rô hu 20%. Tổng số các thả 12000-14000 con/ha
2. Ao nuôi cá trắm cỏ làm chủ
Ở những nơi có sẵn cỏ, thì nuôi cá trắm cỏ là chính, thả theo tỉ lện: cá trắm 50%, cá mè trắng 20%, mè hoa 2%, trôi 18%, chép 4%, rô phi 6%. Nếu thả rô hu cá thay cá trôi thì tỉ lệ 14% và tăng tỉ lệ cá khác. Tổng số cá thả 7000-8000con/ha.
IV. Cho ăn, chăm sóc
1. Ao nuôi cá mè làm chủ
Thức ăn của cá mè là thực vật nổi, do đó phải bón phân ủ kĩ, lá dâm, phân đạm và lân. Lượng bón như sau: Phân chuồng mỗi tháng bón 4 lần, phân rải khắp ao. Phân xanh (lá dầm) mỗi tháng thả 6 lần, lá dầm bó thành từng bó nhỏ, thả xuống góc ao. Phân đạm lân, tỉ lệ 1:1 hoặc 1,5 đạm: 1lân hòa vào nước, tè khắp xuống mặp ao. Những ngày trời oi bức hoặc mưa rào nên ngừng bón phân.
Cách bón phân cho 1 hecta ao nuôi cá, từ tháng 3 năm này đến tháng 2 năm sau theo hướng dẫn sau:
Từ tháng 3 đến tháng 5 bó 600kg phân chuồng; phân xanh 600kg; 25kg đạm và 15kg lân.
Từ tháng 6-8, bón 700kg phân chuông; 700kg phân xanh; 25kg đạm và 14kg lân.
Từ tháng 9-11, bón 800kg phân chuồng, 800kg phân xanh, 20kg đạm và 14kg lân.
Từ tháng 12 đến tháng 2năm sau, bón 600kg phân chuồng, 400kg phân xanh, 40kg đạm và 20kg lân.
2. Ao nuôi cá trắm cỏ làm chủ
Thức ăn chủ yếu của trắm cỏ là thực vật bậc cao, cỏ mềm như bèo tấm, bèo dâu, rong, rau muống, rau lấp, ngô non. Muốn cá tăng trọng 1kg cần 30-40kg thức ăn xanh. Ngoài thức ăn xanh cho ăn thêm cám, bã đậu, khô dầu, khoai lang... mỗi ngày cho ăn 10-25% khối lượng cá trong ao. Mùa nóng cá ăn nhiều, phải cho nhiều thức ăn, mùa đông cá ăn ít, lượng thức ăn phải giảm. Thức ăn nên cho vào khung nổi, cách mặt bờ 1,5-2m để tiện theo dõi; thức ăn thừa của lần trước phải vớt bỏ đi trước khi cho cá ăn lần mới.
3. Quản lí, chăm sóc ao nuôi
Người nuôi cá phải thường xuyên theo dõi bờ ao, cống thoát nước, mực nước trong ao vào các buổi sáng. Cần quan sát xem cá có bị nổi đầu vì thiếu ôxi không, thời gian cá nổi đầu kéo dài không, nếu cá nổi kéo dài, phải dừng cho ăn, thêm nước mới vào ao.
Phải luôn quan sát tình trạng, hoạt động của cá xem có biểu hiện gì khác thường không. Nếu thấy cá bệnh hoặc chết rải rác cần tìm đến cán bộ kĩ thuật hoặc cán bộ khuyến ngư để tìm cách xử lí.
Mỗi tháng đùa khuấy ao 1 lần, sau khi đùa khuấy áo phải cấp thêm nước.
Hàng tuần chú ý vớt sạch rác và thức ăn thừa lên bờ.
Thường xuyên theo dõi màu nước để quyết định tăng hay giảm phân bón và thức ăn cho cá. Khi trời nắng nóng, oi bức màu nước quá béo dễ làm cá thiếu ôxi. Khi có tiếng động trên bờ mà cá không lặn xuống, vẫn bơi lờ đờ trên mặt nước, màu lưng cá ngả sang vàng, môi dưới dài ra.. đấy là những biều hiện cá bị ngạt nghiêm trọng; phải ngừng bón phân và lấy thêm ngay nước mới vao ao cho đến khi các hoạt động của cá trở lại bình thường.
V. Thu hoạch
Có hai hình thức thu hoạch:
1. Thu tỉa: sau 5,6 tháng nuôi có thể thu hoạch tỉa cá lớn. Riêng với rô phi, chỉ cần nuôi sau 4 tháng là có thể đánh tỉa, ngay sau đó thả bù cá giống để tăng năng suất. Ghi lại số lượng cá đánh bắt mỗi lần đánh tỉa (ghi rõ số con và trọng lượng).
2. Thu hoạch toàn bộ: Nếu thả cá giống từ tháng 2-5 thì thu hoạch từ tháng 12- tháng 2. Nếu thả cá từ tháng 6 đến tháng 7.