Rệp sáp hại trái sầu riêng và cách phòng trị
Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Trên trái sầu riêng ở chỗ chúng tôi thường hay bị một loại sâu hình bầu dục, nhỏ cỡ vài ly, mầu trắng như bông gòn, bám vào cuống trái hoặc nằm ở rãnh giữa các gai của trái (những trái này thường thấy bị phủ một lớp phấn mầu đen), nếu bị hại nặng có thể làm cho trái non không phát triển được và dễ bị rụng. Xin cho biết đó là loại sâu gì? Phải phòng trị chúng như thế nào cho có hiệu qủa? Võ Văn Út (Ngũ Hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang) Va ømột vài nhà vườn ở Định Quán, Đồng Nai Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại trên trái sầu riêng ở vườn nhà các bạn là con Rệp sáp. Theo các nhà chuyên môn thì ở ĐBSCL trên cây sầu riêng thường có hai loại rệp gây hại, nhưng nếu ở trên trái thì chủ yếu là loại rệp sáp phấn (Planococcus sp.), chúng thuộc họ Rệp sáp phấn (Pseudococcidae), bộ Cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng chỉ nhỏ cỡ như hạt mè hoặc lớn hơn một chút. Xung quanh cơ thể có những tua ngắn, trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn.Cả con rệp trưởng thành và con rệp non (con ấu trùng) đều bu bám vào cuống trái, hoặc các rãnh giữa các gai trên vỏ trái để chích hút nhựa..
Câu hỏi: Trên trái sầu riêng ở chỗ chúng tôi thường hay bị một loại sâu hình bầu dục, nhỏ cỡ vài ly, mầu trắng như bông gòn, bám vào cuống trái hoặc nằm ở rãnh giữa các gai của trái (những trái này thường thấy bị phủ một lớp phấn mầu đen), nếu bị hại nặng có thể làm cho trái non không phát triển được và dễ bị rụng. Xin cho biết đó là loại sâu gì? Phải phòng trị chúng như thế nào cho có hiệu qủa?
Võ Văn Út (Ngũ Hiệp, Cai Lậy, Tiền Giang)
Va ømột vài nhà vườn ở Định Quán, Đồng Nai
Trả lời: Qua mô tả của các bạn chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại trên trái sầu riêng ở vườn nhà các bạn là con Rệp sáp. Theo các nhà chuyên môn thì ở ĐBSCL trên cây sầu riêng thường có hai loại rệp gây hại, nhưng nếu ở trên trái thì chủ yếu là loại rệp sáp phấn (Planococcus sp.), chúng thuộc họ Rệp sáp phấn (Pseudococcidae), bộ Cánh đều (Homoptera). Cơ thể của chúng chỉ nhỏ cỡ như hạt mè hoặc lớn hơn một chút. Xung quanh cơ thể có những tua ngắn, trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn.
Cả con rệp trưởng thành và con rệp non (con ấu trùng) đều bu bám vào cuống trái, hoặc các rãnh giữa các gai trên vỏ trái để chích hút nhựa của trái làm cho trái kém phát triển , nhất là khi trái còn non mà lại bị hại nặng (mật số rệp cao) có thể làm cho trái bị biến dạng hoặc bị rụng non. Ngoài gây hại trực tiếp cho trái trong chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển, làm cho vỏ trái bị phủ một lớp mầu đen như bồ hóng (như các bạn đã thấy), ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài của vỏ trái, khi bán đôi khi bị mất giá, gây thiệt thòi cho nhà vườn.
Ngoài cây sầu riêng loài rệp này còn gây hại cho nhiều loại cây ăn trái khác như Oåi, na, mãng cầu xiêm, sapô, cam qúyt...vì thế việc phòng trị chúng nhiều khi cũng khó thu được những kết quả mong muốn. Vì thế mỗi khi xịt thuốc diệt rệp hại trên trái sầu riêng các bạn cũng cần phải lưu ý phun xịt diệt trừ rệp trên cả những cây trồng khác đang có rệp trong vườn để đề phòng chúng từ những cây khác lây lan sang cây sầu riêng sau khi cây sầu riêng đã được diệt hết rệp.
Biện pháp phòng trị: để phòng trị rệp các bạn nên áp dụng kết hợp nhiều biện pháp, sau đây là một số biện pháp chính:
-Trồng sầu riêng với khỏang cách hợp lý, không nên trồng qúa dầy như một số chủ vườn hiện nay, để vườn luôn được thông thoáng.
- Thường xuyên, cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái... để vườn luôn thông thoáng. Đối với những trái có qúa nhiều rệp đeo bám có thể mạnh dạn cắt bỏ rồi đem tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của chúng. Chăm sóc chu đáo để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống đỡ với rệp.
-Để hạn chế sự lây lan của rệp từ trái này sang trái khác, từ cây này sang cây khác, thì cùng với việc xịt thuốc diệt rệp các bạn cũng cần lưu ý diệt kiến (là những loài sống cộng sinh với rệp để hạn chế việc kiến tha rệp di chuyển) bằng cách thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến. Khi xịt thuốc trừ rệp nên xịt cả thân cành để trừ kiến, nếu thấy xung quanh gốc có nhiều kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc đe åtiêu diệt.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây đang có trái non trở đi. Khi phát hiện có nhiều rệp trên trái các bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP; Supracid 40EC/ND; Suprathion 40EC; Dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP, Mospilan... Để tiết kiệm thuốc, đồng thời hạn chế gây ô nhiễm vườn cây và giảm bớt sự thiệt hại cho thiên địch, khi xịt thuốc các bạn chị nên xịt trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám, nếu có thể được trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt lớp phấn sáp bên ngòai cơ thể rệp, đến khi xịt thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rệp, hiệu qủa diệt rệp của thuốc sẽ cao hơn. Cũng có thể dùng máy bơm nước có áp suất cao xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám sẽ có tác dụng rửa trôi bớt rệp. Về liều lượng và cách xử dụng thuốc các bạn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì .