Sản phẩm hữu cơ sinh học cho cây trồng 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:17
Theo Cục Trồng trọt, đến tháng 10/2007, Việt Nam đã có đến 350 loại phân hữu cơ khoáng và hữu cơ sinh học, lượng sản xuất có đăng ký hàng năm đã tới 1 triệu tấn. Ngoài ra một lượng khá phân vi sinh các loại từ dung dịch, chất bột đem pha bón lá, tưới gốc và các men chủng có chức năng xử lý cho các chất hữu cơ phân hủy thành phân hữu cơ vi sinh đã được nhập về theo nhiều đường chính ngạch, tiểu ngạch v.v.Thần dược cho cây trồng?Liệu đây có phải là một loại “thần dược” đối với cây trồng cũng như môi trường? Ngay tại hội trường, trong phần thuyết minh của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Hải, giám đốc kinh doanh của Công ty CP Thế giới thông minh đã mở hũ “nước cốt” men vi sinh pha vào ly nước cho sủi bọt và uống cạn để chứng minh nó không độc hại đối với con người.Ông nói, các chế phẩm có chứa vi sinh vật (VSV) có ích làm tăng khả năng trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và chống bệnh ở cây trồng, làm tăng chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. KS. Hồ Quang Cua, tác giả của các giống lúa..

Theo Cục Trồng trọt, đến tháng 10/2007, Việt Nam đã có đến 350 loại phân hữu cơ khoáng và hữu cơ sinh học, lượng sản xuất có đăng ký hàng năm đã tới 1 triệu tấn. Ngoài ra một lượng khá phân vi sinh các loại từ dung dịch, chất bột đem pha bón lá, tưới gốc và các men chủng có chức năng xử lý cho các chất hữu cơ phân hủy thành phân hữu cơ vi sinh đã được nhập về theo nhiều đường chính ngạch, tiểu ngạch v.v.
Thần dược cho cây trồng?
Liệu đây có phải là một loại “thần dược” đối với cây trồng cũng như môi trường? Ngay tại hội trường, trong phần thuyết minh của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Hải, giám đốc kinh doanh của Công ty CP Thế giới thông minh đã mở hũ “nước cốt” men vi sinh pha vào ly nước cho sủi bọt và uống cạn để chứng minh nó không độc hại đối với con người.Ông nói, các chế phẩm có chứa vi sinh vật (VSV) có ích làm tăng khả năng trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và chống bệnh ở cây trồng, làm tăng chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân. KS. Hồ Quang Cua, tác giả của các giống lúa ST nổi tiếng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng khẳng định: Từ 2003 Sóc Trăng đã chủ động ứng dụng các chế phẩm vi sinh trừ rầy nâu và giúp cây lúa không bị vi khuẩn gây bệnh VL-LXL xâm nhập. Nhờ vậy nên đến 2007 tỉnh Sóc Trăng chưa cần xin 1 đồng hỗ trợ nào của Nhà nước để mua thuốc hóa học diệt rầy nâu, trị bệnh VL-LXL !
Ai quản lý phân hữu cơ vi sinh và quản lý ra sao?
Làm sao biết được các VSV nào là có ích để sử dụng chúng làm phân bón? PGS-TS Mai Thành Phụng, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng trước tiên cần định nghĩa: Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) là loại phân bón có chứa chất hữu cơ lớn hơn 15% và có chứa vi sinh vật có ích với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành. Phân HCVS có chứa các VSV là nấm đề kháng sẽ giúp phòng trừ nấm bệnh cho cây trồng. Tiến bộ này đã được nghiên cứu, công nhận từ nhiều năm qua ở nhiều nước cũng như tại Việt Nam. Việc sử dụng phân bón VSV có thể cung cấp cho đất từ 30-60 kg N (đạm)/năm, tăng hiệu lực phân lân, làm tăng độ phì nhiêu của đất.
TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Sinh học TP.HCM nhấn mạnh về vai trò của nấm đối kháng Trichoderma, các chế phẩm sinh học chứa loại nấm có ích này. TS Nguyễn Thị Lộc, Trưởng bộ môn phòng trừ sinh học của Viện lúa ĐBSCL nói về các loại nấm mới được khám phá tác dụng trong trừ sâu hại cây trồng. Nhìn chung, ứng dụng công nghệ sinh học, sử dụng vi sinh vật tạo ra các chế phẩm có ích là một xu thế của thời đại, không ai phủ nhận. Vấn đề là mua các chế phẩm này ở đâu, loại nào có uy tín, sử dụng nó ra sao. Nhiều nông dân cũng thắc mắc nếu sử dụng kết hợp chế phẩm sinh học với phân vô cơ có làm triệt tiêu nhau không? Các nhà khoa học đã trả lời tường tận tại diễn đàn: Các loại phân bón hữu cơ tổng hợp vẫn có một lượng phân vô cơ. Vấn đề là tỷ lệ và liều lượng thích hợp.
Khá nhiều tên gọi đối với loại thương phẩm vật tư nông nghiệp đang là “nhu cầu thời đại” này: phân bón sinh học, phân vi sinh, phân hữu cơ tổng hợp, phân hữu cơ vi sinh… khiến người tiêu dùng “rối mù” trước ma trận phân bón hữu cơ vi sinh.
Giá bán của các loại phân bón gọi chung là phân HCVS hiện dao động và chênh lệch nhau từ 1.200-7.500 đồng/kg tùy theo chất lượng từng loại. Các loại phân bón lá giá lên đến 50.000-60.000 đồng/lít để về pha phun, xịt. Nhiều bà con nông dân nói rằng lượng tiêu thụ phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh nói chung trên cây trồng cạn phải cần từ 500-3000 kg/ha/năm. Trong thực tế số lượng phân HCVS được tiêu thụ lớn hơn nhiều so với thống kê, và các nhà sản xuất đã thu một khoản lợi nhuận khá từ ngành hàng này. Giá phân vi sinh dao động như đã nêu, nhưng chất lượng đến tay người tiêu dùng biểu hiện qua những định mức, tiêu chuẩn gì thì đến nay chưa có cơ quan quản lý nào trả lời rõ ràng. Tiêu chuẩn, hàm lượng các loại VSV thường ít được các nhà sản xuất ghi lên bao bì sản phẩm.