Sản xuất tôm càng xanh toàn đực
Được đăng : 13-12-2016 13:53:20
Giống Macrobrachium hiện có khoảng 100 lồi, trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế như M.rosenbergii, M. malcolmconii…phân bố ở Đơng Bắc Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tôm càng xanh, M. rosenbergii, được nuơi phổ biến ở khu vực ĐBSCL có phẩm chất thịt thơm ngon, trọng lượng lớn, tăng trọng nhanh, thích hợp nhiều loại hình nuôi như nuôi trong ao, hồ, đầm, ruộng, đăng. Tơm càng xanh có thể nuơi ghép với nhiều đối tượng cá có tính ăn thiên về thực vật như mè trắng, trắm cỏ, sặc rằn… Các mô hình nuôi tôm càng xanh có thể sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như thức ăn công nghiệp dạng viên, thức ăn chế biến tại nhà, hoặc tận dụng các phế phẩm trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, gia súc như lòng heo, lòng gà, hoặc phế phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản như đầu tôm, đầu ruột cá, mực…Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay đó là trong quần đàn tôm nuôi, bắt đầu từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, xuất hiện sự phân ly sinh trưởng theo giới tính và có sự chênh lệch rất rõ ràng. Trong khi tôm đực có sự tăng trưởng vượt bậc, đều đặn, mạnh mẽ về kích thước, trọng lượng, thì tơm cái lại có xu hướng giảm dần quá trình tăng trưởng và bắt đầu tích lũy chất dinh..
Giống Macrobrachium hiện có khoảng 100 lồi, trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế như M.rosenbergii, M. malcolmconii…phân bố ở Đơng Bắc Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tôm càng xanh, M. rosenbergii, được nuơi phổ biến ở khu vực ĐBSCL có phẩm chất thịt thơm ngon, trọng lượng lớn, tăng trọng nhanh, thích hợp nhiều loại hình nuôi như nuôi trong ao, hồ, đầm, ruộng, đăng. Tơm càng xanh có thể nuơi ghép với nhiều đối tượng cá có tính ăn thiên về thực vật như mè trắng, trắm cỏ, sặc rằn… Các mô hình nuôi tôm càng xanh có thể sử dụng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như thức ăn công nghiệp dạng viên, thức ăn chế biến tại nhà, hoặc tận dụng các phế phẩm trong chăn nuôi, giết mổ gia cầm, gia súc như lòng heo, lòng gà, hoặc phế phẩm từ các nhà máy chế biến thủy sản như đầu tôm, đầu ruột cá, mực…Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất hiện nay đó là trong quần đàn tôm nuôi, bắt đầu từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, xuất hiện sự phân ly sinh trưởng theo giới tính và có sự chênh lệch rất rõ ràng. Trong khi tôm đực có sự tăng trưởng vượt bậc, đều đặn, mạnh mẽ về kích thước, trọng lượng, thì tơm cái lại có xu hướng giảm dần quá trình tăng trưởng và bắt đầu tích lũy chất dinh dưỡng phục vụ cho việc tái tạo trứng và ôm trứng sớm. Hiện tượng này đã làm chênh lệch kích thước giữa tôm đực và tôm cái, xuất hiện sự phân đàn rõ rệt, hình thành nhiều cỡ loại, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu qủa kinh tế do không có sản lượng, trọng lượng không đạt kích thước hàng hoá, giá tôm cái thường thấp hơn so với tôm đực vài chục ngàn đồng. Tìm hiểu nguyên nhân tác động, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tuyến Androgenic có vai trị quan trọng trong sự hình thành giới tính và các đặc điểm sinh dục phụ trên các lồi giáp xác và trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của chúng. Việc tạo quần đàn tôm càng xanh toàn đực được coi là giải pháp có tính thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả những mô hình nuôi tôm càng xanh. Quá trình thực hiện được bắt đầu từ tôm bột cỡ Postlarvae 5- 45, tương đương 30- 50 ngày tuổi, có chiều dài thân trung bình 1,8-3,5cm. Nếu quá trình thực hiện sớm hoặc trễ hơn đều khơng cho kết quả hoặc kết quả thấp, nhất là khi tôm con có độ tuổi hơn 60 ngày, đã hình thành giới tính cơ bản, rất khó thực hiện thành công. Tôm càng xanh đực và cái có vị trí mở của lỗ mở ống sinh dục khác nhau. Tôm đực có vị trí lỗ mở ở gốc đôi chân bò thứ 5 và tôm cái ở gốc đôi chân bò thứ 3. Thường ở giai đoạn sớm, vị trí lỗ mở của lỗ sinh dục cái rất khó quan sát nên chủ yếu dựa vào lỗ mở của ống sinh dục đực và chỉ quan sát được dưới kính hiển vi soi nổi. Đôi chân bơi thứ 2 của TCX có cấu trúc đặc trưng riêng cho tôm đực và tôm cái. Trên chân bơi thứ 2 của tôm đực có gai sinh dục phụ còn ở tôm cái thì không có gai này, ngay cả khi tôm đã thành thục. Dùng kẹp vi phẫu tạo một khoảng nhỏ ngay vị trí gốc chân bò thứ 5 để cắt bỏ tuyến đực Androgenic gland.
Tuyến đực Androgenic gland được cắt dưới kính hiển vi soi nổi với độ phóng đại 30 lần. Sau khi tôm đã được cố định, dùng kéo vi phẫu cắt rời 2 khớp động ở gốc chân bò thứ 5, sau đó tiếp tục cắt rời phần cơ bám quanh gốc chân bò. Chú ý không nên cắt quá sâu vì có thể phạm vào mang và ruột tôm. Khi gốc chân bò thứ 5 đã được tách ra khỏi phần liên kết với giáp đầu ngực, dùng kẹp vi phẫu kéo nhẹ và từ từ tuyến đực Androgenic gland ra khỏi cơ thể tôm. Tuyến đực Androgenic gland có cấu trúc tương đối mảnh và trong suốt, phần đầu ống Androgenic gland thẳng và to hơn rất nhiều so với phần cuối ống. Càng về sau ống càng nhỏ dần và xoắn lại như hình lò xo, 10 ngày sau khi vi phẫu, tập hợp đàn tôm vi phẫu để cắt bỏ chân bơi thứ 2 và thả nuôi cho tôm mọc lại chân bơi thứ 2. Sau 20 ngày nữa, tiến hành cắt chân bơi thứ 2 để kiểm tra tỷ lệ đực cái thông qua gai sinh dục phụ. Chân bơi thứ 2 được quan sát dưới kính hiển vi soi nổi với độ phóng đại 30 lần. Tôm nào có gai sinh dục đực thì đó là con đực sẽ loại bỏ và giữ lại tôm không có sự phát triển gai sinh dục đực và nuôi riêng trong bể ciment với mật độ 5 con/mét vuông. Kiểm tra bộ nhiễm sắc thể giới tính của tôm mẹ giả thông qua thế hệ con F1. Tôm mẹ sau khi đẻ, ấp và nở, đàn con F1 sẽ được ương nuôi riêng cho đến giai đoạn PL70 thì tiến hành kiểm tra tỷ lệ đực cái thông qua chân bơi thứ 2. Số lượng tôm kiểm tra là 500 con/quần đàn. Nếu thế hệ F1 là 100% con đực thì kết luận chắc chắn rằng tôm mẹ là tôm mẹ giả.