Sâu “bao” hại mận
Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Câu hỏi: Vườn nhà tôi có trồng một số cây mận Xanh Lương Hòa Lạc. Không rõ tại sao gần đây thường xuất hiện một lọai sâu rất kỳ lạ, chúng nằm trong một cái bao được kết bằng những cây que nhỏ và những mẩu lá khô (xin xem hình ảnh gửi kèm), rồi thò đầu ra ngòai cắn phá lá mận, làm cho lá mận bị khuyết lỗ trỗ, có khi bị ăn trụi cả một mảng lớn. Nghe có người nói giống mận Xanh Lương Hòa Lạc thường bị lọai sâu này gây hại, có đúng không? Xin cho biết đó là lọai sâu gì? Có cách nào để phòng trị chúng? Đỗ Hữu Phước Tân Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang Lê Quang Vinh (Long Thành, Đồng Nai) Trả lời: Qua những lần đi thăm vùng cây ăn trái ở xã Thân Cưủ Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang), chúng tôi có quen biết một vài chủ vườn trồng chuyên canh trên diện tích lớn giống mận này, nhưng không hề thấy có lọai sâu như bạn nói gây hại, như vậy nói là giống Mận Xanh Lương Hòa Lạc thường hay bị lọai sâu này gây hại, thì thật là oan cho..
Câu hỏi: Vườn nhà tôi có trồng một số cây mận Xanh Lương Hòa Lạc. Không rõ tại sao gần đây thường xuất hiện một lọai sâu rất kỳ lạ, chúng nằm trong một cái bao được kết bằng những cây que nhỏ và những mẩu lá khô (xin xem hình ảnh gửi kèm), rồi thò đầu ra ngòai cắn phá lá mận, làm cho lá mận bị khuyết lỗ trỗ, có khi bị ăn trụi cả một mảng lớn. Nghe có người nói giống mận Xanh Lương Hòa Lạc thường bị lọai sâu này gây hại, có đúng không? Xin cho biết đó là lọai sâu gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Đỗ Hữu Phước Tân Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang
Lê Quang Vinh (Long Thành, Đồng Nai)
Trả lời: Qua những lần đi thăm vùng cây ăn trái ở xã Thân Cưủ Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang), chúng tôi có quen biết một vài chủ vườn trồng chuyên canh trên diện tích lớn giống mận này, nhưng không hề thấy có lọai sâu như bạn nói gây hại, như vậy nói là giống Mận Xanh Lương Hòa Lạc thường hay bị lọai sâu này gây hại, thì thật là oan cho chúng qúa.
Qua mô tả của bạn và những tấm ảnh bạn đã cẩn thận gửi kèm, chúng tôi cho rằng con sâu đang gây hại cho cây mận nhà bạn là con sâu “bao”. Chúng có tên là Eumeta variegata. Đây không phải là một lọai sâu thường gây hại phổ biến cho cây mận như sâu đục trái, ruồi đục trái, rệp sáp… nhưng đội khi chúng cũng gây hại khá nặng, làm cho bộ lá của cây mận trở lên xơ xác, ảnh hưởng rất nhiều đến năng xuất trái.
Khác với nhiều lòai sâu hại khác, con trưởng thành cái của sâu “bao” không bao giờ có cánh, chỉ có con được mới có cánh. Con trưởng thành đực là một lọai bướm có chiều dài cơ thể khỏang 11 mm, và sải cánh rộng khỏng 24 mm, cơ thể mầu nâu đỏ, ngực và bụng có nhiều lông tơ mầu nâu. Sau khi nở ấu trùng bắt đầu tạo “bao” bằng cách tìm kiếm những cành khô nhỏ, những mẩu lá khô kết dính lại thành một cái “bao” rồi ẩn nấp bên trong và thò đầu ra ngòai để di chuyển và cạp ăn gây hại cho lá (như bạn đã thấy). Khi đẫy sức chúng kết dính “bao” lại tại một vị trí trên lá, cành nhỏ rồi hóa nhộng bên trong (ảnh III-33).
Lòai sâu này có thể xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng thường có mật số cao và gây hại nhiều vào đầu mùa mưa. Khi còn nhỏ sâu gây hại chủ yếu trên lá non, khi lớn chúng gây hại trên cả những lá đã già. Nếu mật số cao, sâu lớn tuổi chúng có thể cắn trụi cả lá.
Theo các nhà chuyên môn thì trong tự nhiên lòai sâu này thường bị kí sinh rất cao, tỷ lệ sâu bị kí sinh có khi lên đến 65%, trường hợp này không nhất thiết phải phun xịt thuốc. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể như vườn mận của bạn có lẽ do mật độ kí sinh còn thấp, chưa đủ sức khống chế mật độ của sâu hại, nên con sâu đã có điều kiện gây hại rất nhiều, vì thế để bảo vệ cây bạn vẫn phải phun xịt thuốc cho cây. Về thuốc bạn có thể sử dụng bằng một trong vài lọai thuốc trừ sâu thông dụng sau đây: Fastac 5EC; SecSaigon 5EC hoặc 10EC/25EC/50EC; Visher 25ND; Diaphos 50EC; Alphago 5EC; Sagothion 50EC...Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất có in sẵn trên vỏ bao bì. Khi phun nhớ phun ướt cả mặt dưới của lá mận thì sâu chết nhiều hơn. Thực ra do sâu đã nằm kỹ trong “bao” lá nên thuốc rất khó tiếp xúc, nhưng do khi cắn phá sâu đã ăn phải thuốc nên sâu sẽ bị tiêu diệt.
Nếu trên cây mận đang mang trái thì khi phun xịt thuốc bạn phải chú ý đảm bảo đúng thời gian cách ly của thuốc. Trường hợp cây mận đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi phun xịt thuốc bạn phải bón bổ xung thêm phân để cây mận nhanh hồi phục./.