Sâu đục chồi non cây xoài
Được đăng : 13-12-2016 16:26:21
Câu hỏi: Vài năm gần đây nhiều vườn xoài ở vùng tôi thường bị sâu đục vào chồi non cắn phá bên trong làm cho chồi non, là non bị héo chết và khô. Có những vườn bị hại rất nặng là cho cây xoài không phát triển bộ lá một cách bình thường, tàn lá xơ xác gây thất thu rất nhiều. Xin cho biết đó là loại sâu gì? Có cách nào để phòng trị chúng? Nguyễn Văn Giảng Long Khánh, Đồng NaiTrả Lời: Hiện tượng chồi non bị héo và chết khô (ảnh III-2a, III-2b) do sâu đục vào bên trong như bạn đã mô tả trên đây, có thể do một (hoặc một vài) loài sâu sau đây gây ra: 1-Sâu đục ngọn, chồi (Chlumetia transversa) Con trưởng thành của loài sâu này có màu nâu, chiều dài thân khoảng 7 – 8 ly, chiều dài sải cánh khoảng 17 – 18 ly. Con cái thường đẻ trứng trên lá non, chồi non. Trứng có kích thước..
Câu hỏi: Vài năm gần đây nhiều vườn xoài ở vùng tôi thường bị sâu đục vào chồi non cắn phá bên trong làm cho chồi non, là non bị héo chết và khô. Có những vườn bị hại rất nặng là cho cây xoài không phát triển bộ lá một cách bình thường, tàn lá xơ xác gây thất thu rất nhiều. Xin cho biết đó là loại sâu gì? Có cách nào để phòng trị chúng?
Nguyễn Văn Giảng
Long Khánh, Đồng Nai
Trả Lời: Hiện tượng chồi non bị héo và chết khô (ảnh III-2a, III-2b) do sâu đục vào bên trong như bạn đã mô tả trên đây, có thể do một (hoặc một vài) loài sâu sau đây gây ra:
1-Sâu đục ngọn, chồi (Chlumetia transversa)
Con trưởng thành của loài sâu này có màu nâu, chiều dài thân khoảng 7 – 8 ly, chiều dài sải cánh khoảng 17 – 18 ly. Con cái thường đẻ trứng trên lá non, chồi non. Trứng có kích thước rất nhỏ (dài khoảng hơn 1 ly) màu trắng, khi sắp nở chuyển dần sang màu nâu. Sâu non có màu hồng.
2-Sâu đục ngọn chồi (Dudua abrobola)
Con trưởng thành của loài sâu này cũng có màu nâu, trên cánh có nhiều vết màu trắng vàng kích thước cơ thể tương tự như loài sâu trên. Sâu non có màu hồng. Trứng được đẻ trên lá hoặc chồi non.
Sau khi nở sâu non của cả hai loài sâu trên đục vào gân chính, cuống lá non hoặc chồi non (ảnh III-2c, III-2d, III-2e), nằm bên trong cắn phá và đục dần xuống phía dưới (ảnh III-2f). Những chồi, những lá bị sâu cắn phá sẽ bị héo dần sau đó bị chết khô.
3-Bọ vòi voi đục cành:
Con trưởng thành của loài sâu này là loại bọ cánh cứng, màu nâu đen, thon dài khoảng 8 – 9 ly, vòi dài hơi cong xuống, con trưởng thành dùng vòi đục lỗ tạo các buồng để đẻ trứng trên cành non. Trứng hình bầu dục rất nhỏ (dài khoảng dưới 1 ly), có màu trắng sữa.
Sau khi nở sâu non (ấu trùng) đục vào bên trong chồi để cắn phá làm cho chồi, lá non bị héo dần, khô rồi chết.
Để hạn chế tác hại của sâu bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau đây:
-Khi sâu đã đục vào bên trong cây việc dùng thuốc hoá học để phun xịt sẽ có hiệu quả không cao, vì thế đối những vườn thường xuyên bị sâu gây hại nặng hằng năm mỗi khi có đợt cây ra đọt, lá non rộ, hoặc những vườn có tỷ lệ chồi bị sâu hại khoảng năm, bảy phần trăm cần phun xịt một đợt thuốc hoá học để diệt sâu non mới nở còn đang nằm ở phía ngoài chưa kịp đục vào bên trong để gây hại. Sau đó khoảng 7-10 ngày phun xịt tiếp lần 2. Về thuốc bạn có thể sử dụng một trong các loại thuốc như:
Bi 58 40EC/50EC, Canthoate 40EC/50EC, Sherpa 10EC/25EC, Visher 25ND, Mimic 20F, Vibasu 50ND...
- Thường xuyên quan sát vườn xoài mỗi khi có đợt lá non ra rộ, để phát hiện sớm và thu gom những chồi non, cành non bị héo do sâu gây hại đem tiêu huỷ để tiêu diệt sâu bên trong, hạn chế tác hại trực tiếp của sâu và giảm bớt mật số sâu trong các đợt xoài ra đọt lá non kế tiếp. Nếu cây đã cao bạn có thể dùng kéo cắt càch (loại kéo cột vào đầu cây sào dài có dây để cầm cắt từ phía dưới mà bà con thường dùng để thu hái những trái ở trên cao) cắt các cành này.