Sử dụng công nghệ GPS trong nông nghiệp
Được đăng : 13-12-2016 13:59:29
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết so với cách đây 2 năm, giá phân bón đã tăng gần gấp đôi trong khi hạt giống và nhiên liệu cũng tăng xấp xỉ 50%. Trong khi đó, chi phí trang bị hệ thống máy kéo tự động gần như không tăng mà còn có xu hướng giảm. Những hệ thống này có giá dao động từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD, nhưng bù lại, người sử dụng có thể tiết kiệm sức lao động và chi phí sản xuất. Ví dụ với thiết bị đầu kéo tự động, chủ đất chỉ cần xác định các ranh đất để thiết bị GPS có thể hướng dẫn máy kéo chia thửa ruộng thành những lô đất..
Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết so với cách đây 2 năm, giá phân bón đã tăng gần gấp đôi trong khi hạt giống và nhiên liệu cũng tăng xấp xỉ 50%. Trong khi đó, chi phí trang bị hệ thống máy kéo tự động gần như không tăng mà còn có xu hướng giảm. Những hệ thống này có giá dao động từ vài nghìn đến vài chục nghìn USD, nhưng bù lại, người sử dụng có thể tiết kiệm sức lao động và chi phí sản xuất. Ví dụ với thiết bị đầu kéo tự động, chủ đất chỉ cần xác định các ranh đất để thiết bị GPS có thể hướng dẫn máy kéo chia thửa ruộng thành những lô đất thẳng hàng. Nhờ đó, họ có thể tiết kiệm nhiên liệu cũng như tránh tình trạng rải hạt giống, tưới phân hoặc xịt thuốc trùng lắp trên cùng một lô đất. Barbre ước tính hệ thống máy kéo tự động giúp ông tiết kiệm 5% chi phí nhiên liệu cho diện tích đất 16.000 héc-ta của mình.
Ngoài ra, bản đồ sản lượng – hệ thống theo dõi sản lượng bắp và đậu nành được Barbre tin dùng 10 năm qua – cũng giúp ông tăng thêm 30-35 USD lợi nhuận trên mỗi héc-ta bắp. Thời gian qua, ông đã chi khoảng 14.000 USD để mua và nâng cấp hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ cao phục vụ canh tác. Kết quả là lãi ròng ông thu được từ 800 héc-ta bắp hiện lên tới 60.000-70.000 USD/năm. Mặc dù vậy, theo giáo sư nông nghiệp Matt Darr của Đại học bang Iowa, hiệu quả kinh tế do những công nghệ này mang lại còn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng của nhà nông. Khảo sát do Đại học Purdue và tạp chí CropLife tiến hành năm 2007 cho thấy 85% nông dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nhưng chỉ 45% trong số này đạt được lợi nhuận.
Ngoài những công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp dựa vào GPS, các nhà nghiên cứu Đại học Illinois đang phát triển một robot nhỏ có khả năng nhận biết từng hạt giống trên đồng và xịt thuốc diệt cỏ cho chúng. Nhờ vậy, nông dân không cần phải phun thuốc kiểu dàn trải trên toàn diện tích trồng trọt như cách làm bấy lâu nay. Robot có thể di chuyển với vận tốc 3,2 km/giờ và nhận biết hạt giống bằng màu sắc, vị trí và những đặc tính khác. Dự kiến sản phẩm này sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm nữa.