Sử dụng phân đạm, lân, kaly cho lúa mùa
Được đăng : 13-12-2016 12:29:37
Bón phân cho lúa phải căn cứ vào các yếu tố: giống lúa, chất đất, tình hình sinh trưởng của cây đang thiếu loại phân bón nào. Bón phân đúng kỹ thuật sẽ giúp cây lúa khoẻ mạnh, năng suất cao, ít sâu bệnh.1. Liều lượng và loại phân bón (tính cho 1 sào Bắc Bộ)Phân chuồng: nên bón phân ủ mục, liều lượng 4-5 tạ (bón càng nhiều phân chuồng hoai mục càng tốt).Phân khoáng: theo nghiên cứu của các nhà nông hóa thổ nhưỡng, nếu bón phân đạm, lân, kali đơn chất, hiệu quả sử dụng rất thấp, nhất là đạm và kali (hiệu quả sử dụng chỉ đạt 20-40%). Bón các loại phân tổng hợp NPK của các nhà máy sản xuất phân bón lớn có uy tín: apatit Lao Cai, Văn Điển, Supe lân Lâm Thao, hãng Con Cò, phân đạm Hà Bắc... cho hiệu..
Bón phân cho lúa phải căn cứ vào các yếu tố: giống lúa, chất đất, tình hình sinh trưởng của cây đang thiếu loại phân bón nào. Bón phân đúng kỹ thuật sẽ giúp cây lúa khoẻ mạnh, năng suất cao, ít sâu bệnh.
1. Liều lượng và loại phân bón (tính cho 1 sào Bắc Bộ)
Phân chuồng: nên bón phân ủ mục, liều lượng 4-5 tạ (bón càng nhiều phân chuồng hoai mục càng tốt).
Phân khoáng: theo nghiên cứu của các nhà nông hóa thổ nhưỡng, nếu bón phân đạm, lân, kali đơn chất, hiệu quả sử dụng rất thấp, nhất là đạm và kali (hiệu quả sử dụng chỉ đạt 20-40%). Bón các loại phân tổng hợp NPK của các nhà máy sản xuất phân bón lớn có uy tín: apatit Lao Cai, Văn Điển, Supe lân Lâm Thao, hãng Con Cò, phân đạm Hà Bắc... cho hiệu quả sử dụng cao hơn. Đối với đất chua (độ pH < 5,5), nên bón những loại phân có tính kiềm (phân NPK Văn Điển, apatit Lao Cai) tốt hơn các loại phân có tính axit khác.
Nếu bón phân đơn, nên bón cân đối N, P, K theo tỉ lệ 1N:1P:1K đối với đất cát pha, đất bạc màu, đất thịt nhẹ, cụ thể: đạm urê 5-7kg, kali sunfat 5-7kg, supe lân Lâm Thao 15-20kg. Các loại đất cá biệt như đất lầy thụt (ven đầm, hồ, thùng đấu, vùng trũng...) đất ngập nước thường xuyên, loại đất này thường chua, có hàm lượng đạm cao, thiếu lân, kali và một số nguyên tố vi lượng, khi bón phân cho lúa phải chú ý bón vôi, bón giảm lượng đạm, tăng lân, kali, phun một số phân bón qua lá chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: Humate, Atonic, Bioted (602-603), Yogen...
Nếu bón phân tổng hợp NPK, ví dụ loại phân có hàm lượng (5:10:3) chỉ cần bón 30-40kg + 0-2kg urê + 3-5kg kali sunfat hay kali clorua.
2. Cách bón
- Bón lót sâu trước khi bừa cấy: toàn bộ phân chuồng, phân lân, 30-50% phân đạm, 30% phân kali hoặc toàn bộ phân tổng hợp NPK.
- Bón thúc đợt 1: Khi cây lúa bén rễ hồi xuân (sau khi cấy 8-12 ngày): 40% đạm + 20% kali, kết hợp làm cỏ sục bùn vùi phân xuống tầng đất 0-5cm. Nếu bón lót 100% phân NPK thì không cần bón thúc giai đoạn này.
- Bón thúc đợt 2 (bón đón đòng): Khi cây lúa đứng cái (trước trổ bông 30-32 ngày), lần bón này cần phải quan sát tình hình sinh trưởng của cây lúa, nếu cây lúa thiếu đạm (lá hơi vàng), bón 2kg urê + 3kg kali. Nếu cây lúa xanh đẹp, bón 1kg urê + 4-5kg kali. Nếu cây lúa tốt lốp thì chỉ bón 5-6kg kali. Bón sao cho khi lúa trổ bông có bộ lá màu xanh hơi vàng là tốt nhất, đảm bảo lúa và hạt thuận lợi, ít sâu bệnh.
Các loại phân bón qua lá phun hiệu quả cao đối với các loại đất bạc màu, cát pha, đất lầy thụt, ngập nước thường xuyên, bón ít phân chuồng, nên phun vào 3 thời điểm chính: lúa đẻ nhánh rộ, làm đòng, xuôi trái (chín sữa).