Tác dụng của củ tỏi 

Được đăng : 13-12-2016 16:26:18
Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, điều trị các bệnh đường ruột như viêm đại tràng mạn, tả, lỵ, thương hàn... Tỏi cũng có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, huyết áp cao, suy tim giai đoạn đầu) và một số bệnh khác.Sau đây là hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng tỏi:- Viêm đại tràng mạn: Lấy 10-15 g tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ,..

Thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh alixin, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, điều trị các bệnh đường ruột như viêm đại tràng mạn, tả, lỵ, thương hàn... Tỏi cũng có tác dụng tốt trong việc chữa các bệnh về tim mạch (xơ vữa động mạch, huyết áp cao, suy tim giai đoạn đầu) và một số bệnh khác.
Sau đây là hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng tỏi:
- Viêm đại tràng mạn: Lấy 10-15 g tỏi khô bóc vỏ, giã nhỏ, cho vào 100-150 ml nước, gạn bỏ bã rồi dùng thụt vào hậu môn sau khi thụt sạch phân. Làm trong khoảng 7 ngày, mỗi ngày một lần. Có thể luộc ăn thêm 5-6 g tỏi/ngày. Một số bệnh viện đã áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân viêm đại tràng mạn (đã dùng nhiều loại kháng sinh tân dược nhưng không khỏi), kết quả rất tốt.
- Cao huyết áp: Mỗi ngày uống 20-50 giọt cồn tỏi (tỷ lệ 1 cồn 5 tỏi, dùng cồn 60 độ) chia 2-3 lần. Phải thường xuyên đo huyết áp khi uống thuốc này vì nếu quá liều, huyết áp có thể tăng lên.
- Giảm mỡ máu, phòng xơ vữa động mạch: Ăn tỏi sống khô thường xuyên trong các bữa cơm. Việc dùng tỏi thường xuyên còn có tác dụng tiêu đờm, chữa viêm phế quản mạn tính, cơn ho gà, hạch ở phổi.
- Suy tim giai đoạn đầu: Dùng tỏi khô 15-20 g luộc chín, ăn hằng ngày.
- Vết thương có mủ: Dùng dung dịch nước tỏi khô 10-15% để bôi.
- Giun kim: Thụt nước tỏi với lòng đỏ trứng gà 1-2 lần.
Chú ý: Phụ nữ có thai, người bị viêm răng hàm mặt, đau mắt... không nên dùng các bài thuốc trên.