Thông tin khoa học kỹ thuật mới
Được đăng : 13-12-2016 13:59:28
1. Tìm thấy các gen gây ẩm Lần đầu tiên các chuyên gia ở ĐH Iowa (Mỹ) đã tìm ra 2 gen đặc biệt tham dự vào quá trình nhạy nhiệt (hygrosensation) có trong ruồi dấm.Đây thực chất là hệ thống hygrosensation gồm 2 gen cho phép loài côn trùng này phát hiện nhanh sự thay đổi về hàm ẩm trong tự nhiên, giúp chúng thích nghi, phát triển nhanh. Sự thay đổi về độ ẩm trong môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sản và phân bố của rất nhiều loài động vật khác nhau, kể cả bò sát và chim, lý do, cơ thể của loài vật này tương đối nhỏ nên phải cần nhiều đến hơi nước.Tuy nhiên về cơ chế cũng như các phân tử tham dự vào quá trình trên vẫn còn nhiều bí ẩn. Để có kết luận, nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 20 gen khác của loài ruồi dấm, sàng lọc các biến thể, đột biến để cuối cùng chốt lại ở hai gen quan trọng, chúng đóng vai trò không khác gì các sensors (cảm biến) đo độ ẩm trong môi trường. Một được đặt tên là Nanchung có nhiệm vụ dò hàm..
1. Tìm thấy các gen gây ẩm Lần đầu tiên các chuyên gia ở ĐH Iowa (Mỹ) đã tìm ra 2 gen đặc biệt tham dự vào quá trình nhạy nhiệt (hygrosensation) có trong ruồi dấm.
Đây thực chất là hệ thống hygrosensation gồm 2 gen cho phép loài côn trùng này phát hiện nhanh sự thay đổi về hàm ẩm trong tự nhiên, giúp chúng thích nghi, phát triển nhanh. Sự thay đổi về độ ẩm trong môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh sản và phân bố của rất nhiều loài động vật khác nhau, kể cả bò sát và chim, lý do, cơ thể của loài vật này tương đối nhỏ nên phải cần nhiều đến hơi nước.
Tuy nhiên về cơ chế cũng như các phân tử tham dự vào quá trình trên vẫn còn nhiều bí ẩn. Để có kết luận, nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu trên 20 gen khác của loài ruồi dấm, sàng lọc các biến thể, đột biến để cuối cùng chốt lại ở hai gen quan trọng, chúng đóng vai trò không khác gì các sensors (cảm biến) đo độ ẩm trong môi trường. Một được đặt tên là Nanchung có nhiệm vụ dò hàm ẩm trong bầu không khí khô còn gen kia có tên là Water witch có nhiệm vụ dò hơi nước trong bầu khí ướt tạo nên một hệ thống "2 sensors" rất đồng bộ đo được chính xác hàm ẩm có trong không khí tại bất kỳ vị trí nào trong tự nhiên.
2. Loài nhái ba đầu
Đây là con vật lạ được phát hiện thấy tại vùng Weston-super-Mare ở Anh, một hiện tượng rất lạ chưa từng thấy bao giờ mà theo các nhà khoa học của Anh thì rất có thể là do tình trạng đột biến gen và ô nhiễm môi trường gây ra.
3.Tìm thấy loài nhái không phổi
Nhóm chuyên gia ở ĐH quốc gia Singapo và Indonexia vừa phối hợp tìm thấy một loài nhái đặc biệt không có phổi và được đặt tên là Barbowrula Kalimantanensis (BK). Đây là lần đầu tiên con người tìm thấy loài nhái này, có kích thước dài 5cm tại những thác nước chảy mạnh ở Kalimanta, Borneo (Indonexia) và do không có phổi nên nhái BK có hình dáng rất lạ, phẳng và dẹt để làm tăng diện tích bề mặt da, giúp cho nó thở và hấp thụ được nhiều ôxy. Thay vào vị trí phổi là các bộ phận nội tạng khác như dạ dày, lá lách, gan và các chi tiết khác. Việc thiếu phổi của loài nhái này giúp chúng thích nghi nhanh với môi trường nước lạnh và chảy xiết, nơi có hàm lượng ôxy cao.
4. Tìm ra gen kiểm soát khả năng sinh sản của phụ nữ
Trên tạp chí Genetics của Mỹ số ra mới đây đăng tải kết quả nghiên cứu của trung tâm y học thuộc ĐH Texas tìm ra tới 350 gen có liên quan đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Đây là nghiên cứu dài kỳ được thực hiện trên chuột và cũng qua nghiên cứu này nhóm đề tài phát hiện thấy các quá trình sinh học cấp phân tử và sinh học giữa cơ thể chuột và người có nhiều điểm giống nhau đồng. Trong số 348 gen vừa tìm thấy đều có liên quan đến hiện tượng gây vô sinh ở phụ nữ và phần lớn chưa được phát hiện. Với phát hiện trên đã mở ra những triển vọng sáng sủa trong việc điều trị bệnh vô sinh cho con người vì hiện nay có tới 13% phụ nữ mắc bệnh vô sinh đều có liên quan đến khả năng bất lực của buồng trứng.
5. Xói mòn đất nông nghiệp không phải nguyên nhân làm khí hậu nóng lên
Tạp chí Science của Mỹ số ra cuối tháng 3 đã đăng tải một nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Catholic (Bỉ) phát hiện thấy việc xói mòn đất nông nghiệp không phải nguyên nhân làm cho khí hậu nóng lên, chỉ khoảng 1,5 % mức phát tán khí cacbon dạng nhiên liệu hoá thạch chứ không phải 10-13 % như lâu nay người ta giả định. Trong nghiên cứu này các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát các hoạt động gây xói mòn như việc cày xới đất đai, chuyển đất từ chỗ cao đến chỗ thấp, khai thác bùn đất, cát, đá cho đến các tác động khác do thiên nhiên mang lại, trong các quá trình này đất hấp thụ cacbon từ vật liệu cây trồng và khi đất bị chôn vùi thì cacbon cũng được chôn vùi theo, bởi vậy các hoạt động trên được xem là quá trình "chìm" của cacbon khí quyển.