Tôm càng xanh
Được đăng : 13-12-2016 13:53:19
1. Hình thức ương:Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều nước trên thế giới. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ...ngày càng phát triển. Trở ngại lớn nhất đối với các nông hộ khi nuôi tôm thịt từ giống nhân tạo mua từ các cơ sở ương là về chất lượng ( kích cỡ không đồng đều) và giá tôm giống cao (chiếm ³ 30% chi phí sản xuất). Để giảm thiểu tối đa tổn thất cho người nuôi thì việc chọn hình thức ao ương sang (ương ngay trong ao nuôi thịt) sẽ khắc phục được tình trạng khó khăn lúc thu hoạch (hao hụt nhiều do thao tác) và công việc vận chuyển tôm đến ao nuôi (có thể làm tôm bị yếu). Lợi điểm chính của ao ương sang là tôm tập trung nên có thể theo dõi chính xác hơn và cho ăn dễ dàng hơn. Do đó, việc ngăn một phần ao nuôi để ương tôm là có hiệu quả hơn dùng hệ thống ao ương riêng biệt đối với các nông hộ sản xuất tôm thịt.2. Công trình ương:* Chọn địa điểm: Nơi có nguồn nước tốt và giữ được nước; Hoàn toàn có thể chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết để thay.Thuận lợi giao thông cho việc vận chuyển tôm giống; Gần nơi cung cấp nguồn post. Việc chọn địa điểm phù hợp cho sản xuất nhằm giảm giá thành xây dựng, giảm chi phí sản xuất và có thể điều chỉnh hệ thống nuôi cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế và môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất mà người nuôi nên cẩn thận xem xét. *Diện tích phần ương: Dựa trên nhu cầu số lượng tôm giống cần cho nuôi thịt và mật độ thả ương để quyết định diện tích phần ương trong ao, có thể chiếm từ 15-20% diện tích ao nuôi. Phần ương này có..
1. Hình thức ương:
Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều nước trên thế giới. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ...ngày càng phát triển. Trở ngại lớn nhất đối với các nông hộ khi nuôi tôm thịt từ giống nhân tạo mua từ các cơ sở ương là về chất lượng ( kích cỡ không đồng đều) và giá tôm giống cao (chiếm ³ 30% chi phí sản xuất). Để giảm thiểu tối đa tổn thất cho người nuôi thì việc chọn hình thức ao ương sang (ương ngay trong ao nuôi thịt) sẽ khắc phục được tình trạng khó khăn lúc thu hoạch (hao hụt nhiều do thao tác) và công việc vận chuyển tôm đến ao nuôi (có thể làm tôm bị yếu). Lợi điểm chính của ao ương sang là tôm tập trung nên có thể theo dõi chính xác hơn và cho ăn dễ dàng hơn. Do đó, việc ngăn một phần ao nuôi để ương tôm là có hiệu quả hơn dùng hệ thống ao ương riêng biệt đối với các nông hộ sản xuất tôm thịt.
2. Công trình ương:
* Chọn địa điểm: Nơi có nguồn nước tốt và giữ được nước; Hoàn toàn có thể chủ động nguồn nước cấp khi cần thiết để thay.Thuận lợi giao thông cho việc vận chuyển tôm giống; Gần nơi cung cấp nguồn post. Việc chọn địa điểm phù hợp cho sản xuất nhằm giảm giá thành xây dựng, giảm chi phí sản xuất và có thể điều chỉnh hệ thống nuôi cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế và môi trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất mà người nuôi nên cẩn thận xem xét. *Diện tích phần ương: Dựa trên nhu cầu số lượng tôm giống cần cho nuôi thịt và mật độ thả ương để quyết định diện tích phần ương trong ao, có thể chiếm từ 15-20% diện tích ao nuôi. Phần ương này có thể giới hạn lại bằng cách dùng lưới để ngăn ao hoặc dùng giai đặt trong ao để ương. Đối với những hộ ương để cung ứng giống cho người nuôi tôm thịt cũng phải căn cứ vào nhu cầu con giống trong khu vực để bố trí ao ương cho phù hợp, thường từ 300-500 m2/ao để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. *Hệ thống cấp thoát nước và mực nước : Bố trí cống cấp và thoát nước dạng chìm, riêng biệt với tổng đường kính cống từ 30-50 cm/1000m2 đặt ở đầu và cuối ao nuôi với yêu cầu:Đảm bảo cấp đầy hay tháo cạn nước trong vòng 4-6 giờ; Cống thoát nằm ở nơi thấp nhất; Độ dốc đáy ao là 1:200 giảm dần từ cống cấp đến cống thoát.Trong suốt quá trình ương phải duy trì mực nước từ 0,8- 1,2m. *Giá thể: Dùng chà tre khô bó lại thả xuống ao để tạo nơi trú ẩn cho tôm, tốt nhất diện tích thả chà nên chiếm 5% diện tích mặt nước.
3. Các biện pháp kỹ thuật:
*Chất lượng nước ao: Một số chỉ tiêu môi trường nước thích hợp trong ao ương nuôi tôm càng xanh cần duy trì trong quá trình sản xuất:- Nhiệt độ:28- 30oC; Độ trong: 25- 40 cm; Oxy hòa tan: 4- 7 mg/l ; Độ pH: 7- 8; H2S: 0,01- 0,05 mg/l; NO2-: 0,01- 0,3 mg/l; NH3+: 0,05- 0,7 mg/l* Chuẩn bị ao ương* Cải tạo ao: Ao ương trước khi thả giống 7 ngày cần phải được cải tạo đúng qui trình: tát cạn ao; bắt hết cá dữ, cá tạp và các địch hại khác gây nguy hại cho tôm ương; vét bớt bùn đáy chỉ để lại khoảng 10-20 cm bùn; san bằng nền đáy dốc về phía cống thoát; đắp bờ, lấp hang hốc; phơi đáy ao 2-3 ngày... *Bón vôi: dùng vôi sống CaO với liều lượng liều lượng 10-15 kg/100 m2 nhằm vệ sinh, khử trùng ao ương và phòng bệnh cho tôm; Lấy nước vào ao ương 0,3- 0,5 m qua cống cấp có lưới xanh nhiều lớp hoặc vải thật mịn để ngăn ngừa cá tạp và địch hại; Gây màu nước bằng phân chuồng đã ủ hoai thật kỹ với liều lượng 100 - 150g/m3 nước, cần ngâm trong nước 1 ngày, sau đó tóe đều khắp mặt ao để tránh phân bị trôi dạt về phía góc ao. Nếu có điều kiện có thể bón thêm phân vô cơ hàng tuần từ 0,5 - 1kg/1000 m2. Tốt nhất là sử dụng phân gà phơi khô hoặc phân gà vi sinh (có bổ sung một số khoáng vi lượng); Sau khi bón 3 ngày khi thấy nước có màu xanh lá non thì tiếp tục cho nước vào cho đến 0,8 - 1,0 m rồi tiến hành thả post. *Thả giống: Chọn giống: postlarvae có ngày tuổi từ 12 -15 có kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc đặc trưng; Mật độ thả: ương với mật độ vừa phải từ150 - 200con/m2 tùy vào trình độ kỹ thuật, nhu cầu con giống, khả năng cung cấp thức ăn cho tôm; Thời điểm thả ương: từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8-10 dl; Cách thả giống: vận chuyển post trong bao có bơm oxy vào lúc mát trời; để tránh tôm bị sốc nhiệt độ nên ngâm bao chứa tôm trong ao ương từ 15- 20 phút, sau đó mở miệng bao tát nước vào từ từ và để tôm tự bơi ra. Chú ý nên thả tôm cách bờ trên 1 m vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. *Chăm sóc và quản lý: *Cho ăn: Loại thức ăn: nên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên dành cho tôm càng xanh giống với hàm lượng đạm từ 30 - 35% để cung cấp dinh dưỡng ổn định cho tôm trong sốt quá trình ương. Ngoài ra, tùy sự sẵn có các nguồn thức ăn ở địa phương như cá biển, ốc bươu vàng, cua đồng, hến...dùng thay thế một phần thức ăn công nghiệp sau khi ương được 15 ngày bằng cách xay nhỏ rồi mới cho tôm ăn. Lượng thức ăn: cho ăn 20% TLT đối với ương mật độ 200 con/m2. Có thể ước tính liều lượng cho ăn của 10.00 tôm post như sau: Ngày thứ 01-10: 25-35g/ngày , Ngày thứ 11-20: 40 - 50 g/ngày , Ngày thứ 21–30: 60 - 80g/ ngày. Thời gian cho ăn: nên cho tôm ăn 3- 4 lần/ ngày.Vào lúc sáng sớm và chiều mát thì lượng cho ăn trong ngày phân chia nhiều hơn các lần còn lại. Sàng ăn : sử dụng sàng ăn để kiểm tra việc cho ăn, biết được khả năng sử dụng thức ăn, sức khỏe của tôm để kịp thời điều chỉnh hàng ngày lượng thức ăn cho phù hợp với sự sinh trưởng của tôm nuôi. Có thể bố trí 02 sàng ăn /300m2 với đường kính 70 -80 cm hoặc hình vuông với kích thước 60 x 60cm, đặt sát đáy ao, nơi sạch và hơi xa bờ ao. *Chăm sóc:Thường xuyên kiểm tra bờ, lưới, cống để tránh thất thoát, không cần thay nước, chỉ bổ sung lượng nước bốc hơi, các thông số như pH và độ trong nên kiểm tra hàng ngày để theo dõi sự biến động của môi trường ương.
4. Thu hoạch tôm ương:
Sau một tháng ương, bung vèo hoặc giai cho tôm ra ao. Tỉ lệ sống từ 70 - 85% .Trọng lượng bình quân 0,5 - 1,0g/con, có thể đạt kích cỡ từ 3-5 cm. Đối với ao ương riêng biệt thì trước khi thu hoạch phải chuẩn bị giai chứa để trong ao hay bể có sục khí. Nên thu hoạch vào sáng sớm bằng cách tháo cạn nước, dùng lưới kéo thu một phần sau đó tát cạn thu toàn bộ.*Cách vận chuyển tôm giống: Dùng bao nilon cỡ 60 x 90 cm có bơm oxy chuyển từ 1000 - 1500 con/bao cho vào khoảng 5-10 lít nước của bể chứa tôm vận chuyển trong 8-10 giờ.