Trị bệnh tiêu chảy phân trắng ở lợn con bằng thuốc nam
Được đăng : 13-12-2016 13:47:28
1. Nguyên nhân gây bệnh:Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli, các loại Salmonella (S. cholerae suis; S. typhysuis, ...) và Proteus, Streptococcus đóng vai trò phụ, làm bệnh nặng thêm.2. Triệu chứng:Nói chung lợn không sốt, phân lỏng màu trắng như vôi, lầy nhầy, tanh khắm có khi lẫn máu, lợn bệnh khát nước, đôi khi bị nôn.Thể cấp tính gây chết nhanh: Những lợn 4-15 ngày tuổi thường hay mắc thể này. Sau 1-2 ngày đi phân trắng lợn gầy sút nhanh, lợn bỏ bú, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh. Phân lúc đầu nát, sau loãng, tiếp đó lợn rặn khó khăn như đi kiết, số lần đi ỉa tăng từ 1-2 lần lên 4-6 lần/ngày. Màu phân từ xanh đen biến thành đen rồi trắng đục, mùi tanh khắm, phân dính bết đít,..
1. Nguyên nhân gây bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli, các loại Salmonella (S. cholerae suis; S. typhysuis, ...) và Proteus, Streptococcus đóng vai trò phụ, làm bệnh nặng thêm.
2. Triệu chứng:
Nói chung lợn không sốt, phân lỏng màu trắng như vôi, lầy nhầy, tanh khắm có khi lẫn máu, lợn bệnh khát nước, đôi khi bị nôn.
Thể cấp tính gây chết nhanh: Những lợn 4-15 ngày tuổi thường hay mắc thể này. Sau 1-2 ngày đi phân trắng lợn gầy sút nhanh, lợn bỏ bú, ủ rũ, đi đứng siêu vẹo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, bốn chân lạnh. Phân lúc đầu nát, sau loãng, tiếp đó lợn rặn khó khăn như đi kiết, số lần đi ỉa tăng từ 1-2 lần lên 4-6 lần/ngày. Màu phân từ xanh đen biến thành đen rồi trắng đục, mùi tanh khắm, phân dính bết đít, bệnh kéo dài 2-4 ngày, tỷ lệ chết cao 50-80% số con/đàn..
Thể mãn tính: Thường lợn lớn hơn 20 ngày tuổi hay mắc thể bệnh này. Lợn bú kém, kéo dài từ 7-10 ngày. Phân màu trắng đục hoặc trắng hơi vàng. Có con mắt có dử, niêm mạc nhợt nhạt. Có thể chết lải dải sau vài tuần mắc bệnh, tỷ lệ chết thấp, 10-30% trong đàn.
3. Trị bệnh bằng thuốc nam:
Bài 1: Cỏ nhọ nồi khô 100g; Lá bạc thau khô 100g; Gừng khô (can khương) 100g; nước sạch 1.000ml. Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 2: Cây Bồ bồ rửa sạch, chặt nhỏ 500g; Gừng tươi (sinh khương) 50g; nước sạch: 1.000ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 5-7 ngày.
Bài 3: Rễ cây cỏ xước (khô) 400g; Riềng gió (cao lương khương) 50g; Vỏ quít hay vỏ cam, vỏ bưởi 50g; nước sạch 1.500ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 4: Hoàng đằng 500g; cỏ sữa lá lớn 100g; nước sạch 1.000ml.
Đun sôi, cô đặc còn 300ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 2ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.
Bài 5: Gồm 3 bài nhỏ
- Tô mộc 500g; Ngũ bội tử 300g; nước sạch 1.500ml. Đun sôi, cô đặc lọc lấy 500ml nước cốt, trộn vào thức ăn cho lợn con ăn. Liều 5ml/con, cho ăn 7-10 ngày liền.
- Viên tô mộc (loại dùng cho người càng tốt) trộn vào thức ăn liều 20g/con lợn 1 tháng tuổi cho 1 ngày. Cho ăn 7-10 ngày.
- Viên Pamatin chiết từ cây Hoàng đằng hoặc viên Becberin hoà nước cho thêm đường cho uống: Liều 20-40mg/lợn con (2-4 viên/con hay 1 viên/2-3kg thể trọng). Cho uống 2 lần/ngày. trong 7-10 ngày.
Bài 6: Rễ cỏ xước khô 500g; Gừng tươi 50g; nước sạch 2000ml. Đun sôi, cô đặc còn 500ml, cho thêm một ít đường cho lợn con dễ uống với liều 3-5ml/con/lần. Ngày uống 2-3 lần. Uống liên tục 7-10 ngày.